Các doanh nghiệp viễn thông - CNTT lớn trong nước như Viettel, FPT, VTC đồng loạt “đổ bộ” vào thị trường Campuchia đầy tiềm năng. Đã bắt đầu có hiện tượng “dẫm chân lên nhau” làm nổi sóng cạnh tranh.

Cuộc đổ bộ mới

Thị trường viễn thông - CNTT Campuchia đang thu hút các doanh nghiệp Việt Nam.
Đất nước chùa tháp đang là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp viễn thông - CNTT Việt Nam. Ảnh: Flickr.

Đầu tư quy mô nhất vào Campuchia phải kể đến Viettel khi khai trương mạng Metfone cách đây tròn một năm. Gần như ngay lập tức, Viettel Cambodia đã đứng số 1 về mạng lưới chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh, với 42% số lượng trạm BTS, 88% chiều dài cáp quang và đứng thứ 2 về số thuê bao.

Với trọng tâm đầu tư ra nước ngoài, trong năm nay, Viettel Cambodia đặt mục tiêu đạt doanh thu 250 triệu đôla, xây dựng đủ 3000 trạm BTS 2G, 1500 trạm BTS 3G, chiều dài cáp quang từ 15.000-16.000 km.

FPT Telecom cũng đã bắt đầu kinh doanh tại Campuchia được 6 tháng, chủ yếu bằng việc bán băng thông ở cửa khẩu. Theo Tổng giám đốc FPT Nguyễn Thành Nam, FPT Telecom đã quyết định bây giờ là lúc tiến vào thị trường nội địa, bán trực tiếp đến người tiêu dùng.

Đối tác mà FPT Telecom dự định hợp tác là công ty Mekong Net, một trong hai công ty tin học lớn nhất tại đây.

Mới đây nhất, ngày 21/2, VTC chính thức ra mắt Công ty truyền thông trực tuyến Campuchia (VTC Online Cambodia) và giới thiệu những dịch vụ, sản phẩm đầu tiên.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc điều hành VTC Online Cambodia cho biết các sản phẩm của công ty đều được Khmer hóa 100% và sẽ được đưa lên mạng vào cuối tháng 2 này. Những sản phầm đầu tiên là chương trình giải trí, giáo dục và thông tin văn hóa.

“Dậy sóng” cạnh tranh

Khi quyết định bước chân vào thị trường Campuchia, đối thủ mà FPT “dè chừng” nhiều nhất không phải là các doanh nghiệp viễn thông sở tại, mà có lẽ là… Viettel.

“Viettel đang rất tích cực, nhưng cũng như ở Việt Nam, mối quan tâm đầu tiên của Viettel là mảng kinh doanh di động. Bởi vậy, nếu nhanh chân FPT Telecom có thể chiếm lĩnh mảng Internet”, ông Nguyễn Thành Nam nói.

Thế nhưng, quyết tâm của FPT Telecom có thể “gặp khó” khi mới đây Viettel công bố mục tiêu đến năm 2011 không những chiếm 46% thị phần thuê bao cố định, 90% thị phần thuê bao di động, mà còn “chiếm 90% thị phần ADSL tại thị trường Campuchia”.

Từ ngày 1/6/2009, Viettel Cambodia đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp đa dịch vụ viễn thông tại Campuchia bao gồm thuê kênh, VoIP, Internet ADSL, di động, cố định.

Địa hạt nội dung số cũng hứa hẹn cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam khi ông Thành Nam cho biết FPT Telecom xem “hạ tầng Internet là bàn đạp để kinh doanh nội dung sau này”.

Tuy thế, FPT vẫn chưa thể là tên tuổi đáng kể về nội dung số tại Campuchia khi mảng kinh doanh này của công ty dường như vẫn chưa có đường hướng rõ ràng ngay trên “sân nhà”.

VTC có nhiều cơ hội hơn khi tăng trưởng doanh thu trong nước của công ty thành viên kinh doanh mảng nội dung số - VTC Intecom liên tục đạt 300% kể từ khi thành lập vào cuối năm 2006. Trong năm 2010, VTC cho biết dự kiến sẽ mở thêm 4 chi nhánh tại các thành phố Siem Reap, Battambang, Preah Sihanouk và Kampong Cham. Công ty sẽ cung cấp thêm các dịch vụ điện tử về thương mại, ngân hàng, thể thao, âm nhạc, thời trang...

Trước mắt, có thể thấy đối thủ của VTC chính là các công ty bản địa. Mike Gaertner, Giám đốc điều hành của CIDC – công ty đang vận hành trò chơi trực tuyến phổ biến nhất tại Campuchia Justice X Wars II (JXII), nói trên Báo Bưu điện Phnom Penh “Họ (VTC) sẽ chia thị trường làm đôi. CIDC sẽ phản ứng, và VTC cũng sẽ đáp trả. Hiện tại là thời điểm thú vị của lĩnh vực trò chơi trực tuyến tại Camphuchia”.

JXII hiện có trên 120.000 tài khoản đang hoạt động, với 10.000 game thủ cùng tham gia vào thời gian cao điểm.

Thị trường tiềm năng

Ngoài thị trường viễn thông di động đã có nhiều cạnh tranh, với 9 mạng viễn thông, trong đó có các "ông lớn" đến từ Malaysia, Thái Lan, Thụy điển.., các lĩnh vực khác tại đất nước chùa tháp vẫn còn rất nhiều tiềm năng.

Theo ông Nguyễn Thành Nam, thị trường băng rộng tại đây còn rất sơ khai, nhưng đã có dấu hiệu khởi sắc. Trong vòng 6 tháng gần đây, giá đường truyền 1Mb đã giảm từ 1000 USD xuống khoảng 300 USD và sẽ còn tiếp tục giảm. “Giá giảm sẽ đẩy nhu cầu lên”, ông Nam nói.

Đại diện của Viettel cũng cho biết mật độ thuê bao Internet hiện tại của Campuchia hầu như không đáng kể, chỉ khoảng 0,12%. Viettel cũng chỉ đặt mục tiêu nâng tỉ lệ này lên 3% trong vòng 3 năm tới.

Về lĩnh vực nội dung số, đặc biệt là mảng trò chơi trực tuyến, Báo Bưu điện Phnom Penh nhận xét “Thị trường nội địa vẫn còn rất nhiều ‘đất’ phát triển so với các quốc gia láng giềng”.

Gaertner của CIDC cũng rất lạc quan khi cho biết vì sao không ngại cạnh tranh với các đối thủ mới đến từ Việt Nam: “Việt Nam có 18 triệu người dùng Internet, 10 triệu trong số đó là các game thủ. Tôi hi vọng điều tương tự cũng sẽ diễn ra tại Campuchia”.

Rõ ràng, thị trường Campuchia đang rất “rộng cửa” và các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế nhờ mối quan hệ lâu dài giữa hai nước. Giờ đây, việc cần làm là cùng mở rộng “chiếc bánh” thay vì “dẫm chân” và cạnh tranh lẫn nhau.

                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Mương của làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì ô nhiễm nghiêm trọng từ nhiều năm nay.

Chủ động lấn biển để ứng phó với nước biển dâng

Ứng phó với nước biển dâng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và cần được hoạch định trong một chiến lược đồng bộ cấp quốc gia và quốc tế. Về phương diện địa chất thủy văn và địa kỹ thuật, những ngành khoa học có liên quan chặt chẽ với đất, nước, đâu là biện pháp để đóng góp vào cuộc chiến ứng phó này? Theo ông Võ Công Nghiệp, Hội Ðịa chất thủy văn (Tổng hội Ðịa chất Việt Nam), tiếp tục mở rộng và thúc đẩy nhanh các công trình lấn biển là một trong những giải pháp cần thiết và quan trọng ứng phó với nguy cơ ngập mặn lãnh thổ.

Hướng dẫn sử dụng tính năng Homegroup trong Windows 7

Homegroup là một trong những tính năng mới và hữu ích của Windows 7, cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu, máy in… giữa các máy tính trong cùng một gia đình hoặc trong văn phòng với nhau.

Điện thoại 4G sắp có mặt trên thị trường

Người sử dụng sẽ không phải chờ đợi quá lâu nữa, Công ty viễn thông Sprint (Mỹ) cho biết chiếc điện thoại 4G đầu tiên sẽ được trình làng vào nửa đầu năm nay, sớm hơn vài tháng so với trông đợi.

Chủ động lấn biển để ứng phó với nước biển dâng

Ứng phó với nước biển dâng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và cần được hoạch định trong một chiến lược đồng bộ cấp quốc gia và quốc tế. Về phương diện địa chất thủy văn và địa kỹ thuật, những ngành khoa học có liên quan chặt chẽ với đất, nước, đâu là biện pháp để đóng góp vào cuộc chiến ứng phó này? Theo ông Võ Công Nghiệp, Hội Ðịa chất thủy văn (Tổng hội Ðịa chất Việt Nam), tiếp tục mở rộng và thúc đẩy nhanh các công trình lấn biển là một trong những giải pháp cần thiết và quan trọng ứng phó với nguy cơ ngập mặn lãnh thổ.

Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ khí sinh học

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí, đất và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người.

Chín vị thuốc tên hổ

Con người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, đều chịu ảnh hưởng lớn bởi thực vật, và đã dùng thực vật, động vật để chữa bệnh. Bước vào năm Dần xin giới thiệu chín vị thuốc tên Hổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục