Mùa khô năm 2010 đang diễn ra gay gắt hơn cả dự kiến, nước ngọt cạn kiệt, nước mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng các tỉnh khu vực ĐBSCL. Những diễn biến "nhãn tiền" ấy như minh chứng cho những dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, mà khu vực ĐBSCL chịu nặng nề nhất nước.

Và phải chăng,  trước nạn xâm nhập mặn hàng năm, việc tính toán mùa vụ cho cây trồng, vật nuôi theo cơ cấu "sống chung với mặn" là vô cùng cần thiết và cấp bách...

Mặn ngày càng khắc nghiệt


Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, hiện nước mặn có độ mặn từ 4 phần ngàn trở lên đã xâm nhập sâu 30km tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, mực nước sông Mêkông mùa kiệt năm 2010 sẽ thấp hơn so với năm 2009, nên ĐBSCL phải đối mặt với nạn hạn hán nặng nề hơn. Độ mặn cao nhất năm nay rơi vào tháng 4 và tháng 5. Nước mặn có độ mặn gây hại cho cây trồng (4 phần ngàn trở lên) sẽ xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-45km kể từ cửa sông. Nếu không có biện pháp đối phó tốt, hạn và mặn sẽ gây ảnh hưởng lớn cho vụ lúa đông xuân 2009-2010 trong vùng.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), đến hết tháng 12, ĐBSCL đã gieo xong vụ đông xuân. Năm nay lũ nhỏ, nước lũ rút nhanh đã giúp việc xuống giống đông xuân gặp thuận lợi, nhưng đó cũng là nguyên nhân làm tốc độ mặn xâm nhập nhanh hơn. Đến giữa mùa khô sẽ có 800.000ha bị mặn đe dọa đúng vào lúc lúa vào giai đoạn kết hạt, cần rất nhiều nước.

Theo các chuyên gia, các năm qua lũ trên sông Mêkông không cao, cùng những tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu, ĐBSCL đang có những thay đổi khí tượng - thuỷ văn đúng như dự báo, thậm chí khắc nghiệt hơn.

Trong khi đó tại các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, , toàn bộ diện tích lúa trong vùng ngọt ổn định của Bạc Liêu gần 45.000ha đối mặt với khô hạn, không có nước tưới vì tất cả các dòng sông đều nhiễm mặn. 

Ông Quách Văn Vĩnh - ấp Tường Thắng, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long (Bạc Liêu) - đứng nhìn 25 công ruộng đã hơn 40 ngày tuổi của mình đang dân dần chết khô, ứa nước mắt: “Chưa có năm nào nước mặn lại vào đến khu vực này cả vì cách xa biển đến hơn 40km, nhưng không hiểu sao năm nay nước dưới sông mặn hết rồi”.

Ông Phạm Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long - than thở: “Hiện tại nước mặn đã tràn khắp các con kênh trong vùng ngọt ổn định của huyện. Toàn huyện có trên 6.000ha lúa của nông dân đang cần nước tưới, nhưng không làm gì được”. Tại Cà Mau, nước mặn cũng đã tràn vào các huyện Trần Văn Thời, một phần huyện U Minh, gây thiệt hại lớn diện tích lúa và hoa màu của người dân.

Nước cạn dòng khó khăn lắm mới cứu được cánh đồng của nông dân.  Ảnh: Nhật Hồ


Sống chung với mặn

Trước thực trạng trên, tỉnh Bạc Liêu đang rất lúng túng trong việc khắc phục, bởi vùng giáp ranh với Cà Mau đang chuẩn bị vào vụ tôm nên tỉnh Cà Mau cho mở cống (phía Cà Mau) dẫn nước mặn vào để phục vụ cho việc nuôi tôm. Việc làm này vô tình đẩy nước mặn từ phía Cà Mau sang Bạc Liêu. Nếu chọn giải pháp cứu 45.000ha lúa tại vùng này, sẽ dẫn đến thiếu nước mặn phục vụ cho trên 20.000ha nuôi tôm tại huyện Giá Rai, Phước Long và một phần Hồng Dân, bởi theo lịch thời vụ đến đầu tháng 3 sẽ bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2010.

Tại Cà Mau, UBND tỉnh đang huy động nhân dân đắp trên 40 con đập thời vụ để đảm bảo sản xuất. Trong khi đó, ông Phan Văn Khổng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre  - cho rằng, cần nhìn nhận 2 mặt của vấn đề, mặn gây tác hại, nhưng ở nhiều khía cạnh nó cũng mang đến lợi lộc (nhất là nghề nuôi tôm, nuôi nghêu và nghề làm muối). Do vậy, vẫn có thể sống chung với mặn. Vấn đề là cần theo dõi sát, nghiên cứu kỹ để khống chế tác hại của mặn và khai thác nguồn lợi do nó mang lại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang – ông Nguyễn Văn Khang – cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh đang thiết kế lại vụ mùa để thích ứng với mặn xâm nhập sâu. Tại tỉnh Long An, bình thường độ mặn 4 phần ngàn chỉ vào đến TP.Tân An; nhưng năm nay, theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An – ông Nguyễn Thanh Tùng - nước mặn sẽ vào sâu hơn 20 – 30km, đến tận Tuyên Nhơn. Ngay từ đầu vụ, ngành khuyến nông đã khuyến cáo bà con bớt trồng lúa (cần nhiều nước) sang trồng những loại cây không cần nhiều nước (như mè, đậu...), để khi nước mặn tràn vào có thể xử lý được.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục