Vào ngày 4/10/2009, khi người dân và du khách đang đứng xếp hàng trên rìa sông, đột nhiên từ mặt sông hàng chục quả bóng sáng màu hồng vụt bay lên, giống như một dàn giao hưởng.

Ở Thái Lan có một hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học. Năm nào cũng vậy, cư dân địa phương thường tụ tập dọc sông Mê Kông (tỉnh Nong Khai) để được tận mắt chứng kiến những quả cầu ánh sáng bay lên khỏi mặt sông. Người ta gọi đó là "man fai paya nak" hay "bóng rồng phun".

Vào ngày 4/10/2009, khi người dân và du khách đang đứng xếp hàng trên rìa sông, đột nhiên từ mặt sông hàng chục quả bóng sáng màu hồng vụt bay lên, giống như một dàn giao hưởng. Du khách và người dân phấn khởi cùng nhau vỗ tay hoan hô vang trời. Chỉ một vài phút sau, những quả bóng lửa biến mất vào bầu trời đêm.

Hiện tượng này thường xảy ra chỉ trong khoảng từ 1-3 ngày trong một năm, vào ngày cuối của của Lễ Phật giáo của người Thái thường được tổ chức vào tháng 10. Khi xuất hiện, những quả bóng không tạo ra âm thanh hay khói, đôi khi có màu đỏ, hồng hoặc màu trắng. Chúng có thể bay lên đến 100m cách mặt sông và chỉ có thể được nhìn thấy vào ban đêm.

Theo truyền thuyết địa phương, có một con rồng sống dưới sông và người ta tin rằng những quả cầu lửa là do con rồng phun ra . Người dân cho biết họ thấy hiện tượng này từ lâu lắm rồi.

Lời giải của các nhà khoa học

Những quả cầu lửa chỉ là một hiện tượng tự nhiên, có thể giải thích bằng khoa học. Chúng là “tác phẩm” của sự bốc cháy khí tự nhiên. Thậm chí có một bác sĩ đã tự mình tiến hành nghiên cứu trong một thời gian dài, ông chứng minh rằng chính trầm tích mêtan bốc lên từ lòng sông là “thủ phạm” gây ra hiện tượng này.

Tuy nhiên, Bộ Khoa học Thái Lan lại có quan điểm khác. Họ nhất trí nguyên nhân là do khí tự nhiên, nhưng đây là kết quả của sự bốc cháy photphin.

Tại sao hiện tượng này chỉ xảy ra vào tháng 10? - Vì sự tích tụ của khí ở dưới đáy sông lên đến đỉnh điểm vào tháng 10. Khi đó, khí tích tụ từ lâu sẽ bùng lên thành những quả bóng có ánh sáng huyền bí

 

                                                                                Theo CAND

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục