Mất khoảng 2,7 tỷ đồng ở Việt Nam và nhiều gấp 10 lần như thế ở nước ngoài nếu muốn xác định chính xác niên đại của hạt thóc cổ vừa được tìm thấy.

Mô tả ảnh.
Các cây lúa cổ. Ảnh: L.V

Trả lời trên báo điện tử Bee, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, GĐ Viện Nghiên cứu Lúa - ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Xét về quỹ gen của lúa thì không có gì đặc biệt. Vì bản thân cây lúa sẽ tiến hóa thành cây lúa trồng trọt và cả theo hướng cỏ dại. Nước ta có 20 loài lúa thì trong đó có tới 9 loài hoang dại.

Và ông Hoan cho rằng, rất có thể đó chỉ là một sự nhầm lẫn của các nhà khảo cổ. Sở dĩ dư luận quan tâm là vì nó khó hiểu. Nếu là hạt lúa 3.000 năm tuổi thì bộ gen là thứ đáng quan tâm nhất và sau đó sẽ phải lý giải tại sao nó lại có thể được bảo quản chừng đó năm trong điều kiện tự nhiên.

Do đó, cần phải có các các xét nghiệm cơ bản. Nếu để đánh giá sơ sơ thì mất ít nhất khoảng 200 triệu đồng. Nếu làm đầy đủ thì mất khoảng 2,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Hoan vẫn đặt giả thuyết nghi ngờ đây là "một cú lừa về mặt khoa học".

Trước đó, VietNamNet có đưa tin về việc “hạt thóc 3.000 năm” khai quật được tại di chỉ Thành Dền (Cổ Loa). Hiện các nhà khoa học đang chăm sóc cây mạ để chờ đến tháng 10 trổ bông.

TS. Phạm Xuân Hội, trưởng phòng Bệnh học phân tử, người trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc các cây lúa cổ cho biết, 8 cây mà viện tiếp nhận đợt đầu đã có hai cây cao 17 cm. Hai cây đợt sau phát triển ngang nhau.

Về hình dạng và quá trình sinh trưởng, TS. Phạm Xuân Hội, cho biết ngoài hình thái lá hơi mảnh, hẹp, những “cây mạ 3.000 tuổi” này sinh trưởng không khác nhiều so với những cây lúa hiện đại.

Dự định, trong tuần tới những cây lúa cổ sẽ được chuyển ra trồng cố định và vỏ trấu được trả lại để tiến hành xét nghiệm xác minh niên đại chính xác của chúng.

                                                                                         Theo Vnn

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục