Sản phẩm phần mềm diệt virus và an ninh mạng của các hãng nước ngoài đang giảm mạnh giá bán tại thị trường Việt Nam. Hoạt động tiếp thị, truyền thông của các hãng này cũng được đẩy mạnh, hướng tới việc bành trướng thị trường ở phân khúc người dùng cá nhân.

 

Sản phẩm ngoại: Giảm và … tăng
Ngày 13.5, NTS Group-đại diện thương hiệu và hỗ trợ kĩ thuật của Kaspersky Lab-đã công bố giảm giá bán. Sản phẩm Kaspersky AntiVirus (KAV) 2010 dùng cho 1 máy tính giảm giá 50.000 đồng chỉ còn 150.000 đồng/năm, giá dùng cho 3 máy tính là 290.000 đồng/năm (trước đó chưa có gói sản phẩm này).

Tuy nhiên, giữ kỷ lục về mức giá rẻ nhất thuộc Panda Security. Thương hiệu này mới xâm nhập thị trường VN được vài tháng, thông qua Cty Panda Tech làm đại diện và phân phối, đã chính thức ra mắt báo giới vào ngày 26.5 vừa qua. Giá bán lẻ sản phẩm Panda AntiVirus là 110.000 đồng/bản quyền cho 1 máy tính/năm, sản phẩm Panda Internet Security giá bán 190.000 đồng.

Hiện nay, sản phẩm của Bkav dành cho người dùng cá nhân, cụ thể là Bkav Pro 2009 có giá 299.000 đồng/bản quyền/1 máy tính dùng 1 năm. Nếu so với thương hiệu mới Panda Security về giá thuần túy, sản phẩm Bkav cao  hơn từ trên 50% đến trên 100%. Nếu so sánh riêng với sản phẩm KAV, Bkav cũng đắt hơn gấp đôi. Tuy nhiên, sản phẩm Bkav lại rẻ hơn sản phẩm KIS.

Trong đợt giảm giá cho KAV, Kaspersky Lab lại nâng giá KIS lên đáng kể, từ 290.000 đồng/bản quyền/1 máy dùng 1 năm lên 370.000 đồng, tăng hơn 27% so với trước, đắt hơn Bkav Pro 2009 đến 70.000 đồng/1 bản quyền dùng cho 1 máy/năm, tương đương 23%. Về bản quyền dùng cho 3 máy tính, KIS được bán với giá 690.000 đồng/năm sử dụng, tăng 110.000 đồng so với trước, tương đương 19%.

Còn CMC Internet Security của Cty CMC Infosec cũng giảm 50% giá bán. Hiện tại, người dùng có thể mua CMC IS chỉ với giá 100 nghìn đồng/bản quyền 1 máy tính dùng 1 năm trên trang http://download.com.vn (thay vì giá công bố hiện tại là 200 nghìn đồng).

Tính toán để cạnh tranh
Lý giải về tình trạng giảm-tăng giá không cùng chiều cùng trong sản phẩm của Kaspersky, ông Ngô Trần Vũ-GĐ NTS Security-cho biết: “Đó là chính sách của hãng. Sau một thời gian, Kaspersky thấy người tiêu dùng VN sử dụng sản phẩm KAV nhiều hơn, cho nên đã thuận với đề nghị của phía VN (là NTS) để giảm giá tạo cơ hội cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tăng giá sản phẩm KIS để bù đắp lại”. Điều này cho thấy, sự điều chỉnh giá của Kaspersky có tính toán rất rõ nhằm đẩy mạnh phân khúc thị trường người dùng KAV. Trong khi đó, sau khi hợp tác với Cty Phong Vũ đưa phần mềm Bkav Pro 2009 Internet Security vào dòng máy tính để bàn nhắm vào đối tượng sinh viên, Bkav cũng vừa chạy xong chương trình “giờ vàng” mua 2 tặng 2 (mua 2 sản phẩm Bkav Pro 2009 được tặng 2 sản phẩm) từ ngày 27.5-3.6.

Mới đây, BitDefender đã hợp tác với Acer VN và Cty Phân phối FPT để đưa phần mềm bảo mật có bản quyền một năm vào máy tính xách tay Acer do FPT phân phối. Cách làm này không khác so với cách hợp tác giữa Kaspersky, Bkav đã và đang làm với các hãng máy tính tại VN. Tuy nhiên có sự phân tuyến rất rõ trong sự hợp tác này: Các thương hiệu ngoại chỉ chơi với nhau chứ không chơi với các thương hiệu Việt. Nhưng dù thế, cách chơi này của thương hiệu ngoại không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả cao, bởi thị phần của các phần mềm diệt virus và an ninh mạng nước ngoài tại VN chưa có được vị thế thống lĩnh.

Theo ý kiến của các chuyên gia, trong cuộc đua nội – ngoại ở thị trường phần mềm diệt virus, các nhà sản xuất nội giữ nhiều lợi thế hơn. Bởi nhờ yếu tố bản địa, “nội” vượt trội “ngoại” trong các dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng và quyền chủ động về giá bán sản phẩm. Hơn nữa, đối với nhu cầu “được bảo vệ” của thị trường phần mềm diệt virus, yếu tố giá rẻ không phải là yếu tố quyết định để người dùng lựa chọn sản phẩm. 

                                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục