Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như thông tin về việc Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân gần sát biên giới Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Văn Hồng, Viện phó Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, người trực tiếp ký bản ghi nhớ hôm 21/7 xoay quanh những vấn đề này.

Chưa có thỏa thuận chuyển giao công nghệ

Mô tả ảnh.
Lễ ký bản ghi nhớ hợp tác điện hạt nhân giữa Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông hôm 21/7. Ảnh: Bee.net.

- Thông tin về bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực hạt nhân hôm 21/7 vừa qua nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Đây có phải là một văn bản chính thức về hợp tác điện hạt nhân đầu tiên giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc?

Tiến sĩ Lê Văn Hồng: Trên thực tế, vào năm 2000, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định hợp tác về ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Nội dung chủ yếu của hiệp định này là ứng dụng năng lượng nguyên tử vào các ngành kinh tế quốc dân như y tế, nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác.

Bản ghi nhớ ký giữa Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc) vào ngày 21/7 vừa qua thực tế là một bước triển khai của hiệp định nói trên. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của bản ghi nhớ lần này là hướng vào sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực điện hạt nhân.

- Vậy bản ghi nhớ ký ngày 21/7/2010, hai bên đã đạt được những thỏa thuận cụ thể nào về sự hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, thưa ông?

- Cũng như những bản ghi nhớ khác, bản ghi nhớ được ký giữa hai bên ngày hôm qua chủ yếu thông qua những nguyên tắc chung về hợp tác giữa hai phía trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo nhân lực,…

Cụ thể thì nội dung của bản ghi nhớ lần này tập trung vào 3 hướng chính, bao gồm: Thứ nhất là cùng nhau trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi các đoàn cán bộ chuyên môn. Thứ hai là cùng nhau hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện hạt nhân. Thứ ba là xây dựng các dự án hợp tác chung mà hai bên cùng quan tâm.

- Như vậy, ngoài nội dung hợp tác chia sẻ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, bản ghi nhớ vẫn chưa có những thỏa thuận chung giữa hai bên về chuyển giao công nghệ điện hạt nhân?

Tiến sĩ Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. Ảnh: L.V.
Tiến sĩ Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. Ảnh: L.V.

Trong buổi làm việc ngày 21/7, phía đối tác cũng có đưa ra đề nghị sẵn sàng chuyển giao công nghệ hiện đại nhất mà họ có cho phía Việt Nam.

Tất cả những công ty tập đoàn đối tác trong lĩnh vực này đều đưa ra lời đề nghị tương tự như vậy. Còn nội dung của bản ghi nhớ ngày 21/7 chỉ đề cập đến những nguyên tắc chung và hướng vào ba nội dung trọng điểm mà tôi vừa nói ở trên.

- Trong lĩnh vực hợp tác thông tin và đào tạo nhân lực, Việt Nam và Trung Quốc đã có những kế hoạch cụ thể nào trong thời gian tới, thưa ông?

Trong buổi làm việc hôm 21/7, hai bên cũng đã thống nhất là những bước triển khai cụ thể sau này ra sao sẽ phải có những kế hoạch chi tiết và sẽ thống nhất với nhau từng bước một.

Phía Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông nói rằng họ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam nếu chúng ta có nhu cầu. Tuy nhiên, nhu cầu cụ thể ra sao thì chúng ta cũng cần có thời gian để sắp xếp và chuẩn bị. Do vậy, hiện tại thì cả hai bên vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào.

Cần chủ động về thông tin

- Hiện nay, thông tin Trung Quốc thông qua quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phòng Thành, tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ở rất gần biên giới Việt Nam đang khiến nhiều người quan ngại về những ảnh hưởng xấu đến Việt Nam nếu như có sự cố nào đó không may xảy ra. Ông suy nghĩ như thế nào về những quan ngại này?

- Thật ra bất cứ nước nào xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở sát biên giới nước khác cũng gây ra nhưng lo ngại cho nước láng giềng. Bản thân tôi cũng có những lo ngại như thế.

Bởi vì, một nhà máy điện hạt nhân đặt sát ở biên giới nếu có sự cố gì xảy ra, đặc biệt là sự cố lớn sẽ ảnh hưởng đến môi trường và con người xung quanh. Và đương nhiên không loại trừ khả năng sự cố đó ảnh hưởng đến các nước láng giềng xung quanh.

- Việt Nam nên ứng xử thế nào trước những quan ngại này, thưa ông?

- Bản thân tôi cũng đã đề nghị lên Bộ Khoa học và Công nghệ là phía Việt Nam phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán những khả năng phát tán phóng xạ trong điều kiện bình thường cũng như khi nhà máy đó xảy ra sự cố và ảnh hưởng của nó đến môi trường Việt Nam. Tuy nhiên để làm việc đó chúng ta cần có những thông tin từ phía Trung Quốc về công nghệ mà họ sử dụng, thiết kế nhà máy cho đến địa điểm, điều kiện khí tượng thủy văn tại địa điểm đó.

- Vậy làm thế nào để chúng ta có được những thông tin đó?

Mô tả ảnh.
Nhà máy điện hạt nhân ở Phòng Thành chỉ cách biên giới Việt Nam 60 km. Ảnh: SGTT.

Trong tình hình hiện tại, để có được những thông tin này, tôi nghĩ rằng có hai cách. Cách thứ nhất là chúng ta có thể hợp tác trực tiếp với Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông, đơn vị được giao xây dựng hai lò phản ứng tại Phòng Thành.

Bản ghi nhớ hợp tác vừa rồi có thể là cơ sở để chúng ta đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu về phát tán của nhà máy đó ra môi trường xung quanh, trong đó có môi trường Việt Nam.

Cách thứ hai là chúng ta có thể đưa vấn đề ra tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Trong công ước về an toàn năng lượng hạt nhân của Tổ chức này, bất cứ nước nào xây dựng nhà máy điện hạt nhân đều phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho nước láng giềng, nếu như nước láng giềng cũng là thành viên của công ước đó.

Thông qua công ước này có thể là con đường chính tắc và pháp lý để chúng ta có được những thông tin về nhà máy mà Trung Quốc đang xây dựng ở gần biên giới Việt Nam. Từ thông tin đầy đủ đó chúng ta có thể cùng với phía Trung Quốc xây dựng những phương án xử lý ảnh hưởng đến môi trường và con người Việt Nam khi có sự cố xảy ra.

- Với tư cách là một chuyên gia về năng lượng nguyên tử, ông đánh giá ra sao về trình độ phát triển của công nghệ điện hạt nhân Trung Quốc?

Trung Quốc có tiềm lực điện hạt nhân khá mạnh. Tiềm lực đó xuất phát từ tiềm lực hạt nhân quân sự của họ. Nhờ vậy khoa học công nghệ hạt nhân Trung Quốc đi rất nhanh trong công việc sản xuất thiết bị và lò phản ứng để xuất khẩu.

Tuy nhiên, công nghệ Trung Quốc đang tự sản xuất và sử dụng hiện nay chủ yếu là thế hệ lò 2 hoặc 2+. Vì vậy, nhìn trên bức tranh phát triển công nghệ điện hạt nhân toàn cầu  thì công nghệ của Trung Quốc vẫn chưa thể so sánh với những cường quốc hàng đầu như Mỹ, Nga hay Pháp được.

Xin cảm ơn ông!

                                                                                        Theo Vnn

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục