Giới khoa học lo ngại những thiết bị phát sóng Wi-Fi có thể gây nên nhiều triệu chứng xấu ở trẻ em như đau đầu, hoa mắt, mất ngủ.

Một thiết bị phát sóng Wi-Fi tại Anh. Ảnh: BBC.
Một thiết bị phát sóng Wi-Fi tại Anh. Ảnh: BBC.

Digital Journal cho biết, những học sinh tại trường tiểu học Mountain View ở Collingwood, Ontario, Canada chịu đựng những cơn đau đầu. Các bậc phụ huynh phát hiện ra rằng hệ thống Wi-Fi công suất cao trong trường có thể là thủ phạm. Họ yêu cầu trường thay nó bằng một hệ thống có công suất thấp hơn, đồng thời hệ thống đó phải được tắt khi không có người sử dụng máy tính. Tuy nhiên, yêu cầu của họ không được thực hiện.

“Những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, tim đập nhanh được ghi nhận tại 14 trường tại huyện Simcoe, tỉnh Ontario kể từ khi người ta lắp đặt những thiết bị phát sóng Wi-Fi trong lớp học”, Digital Journal dẫn lời Susan Clarke, một nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard, Mỹ.

Các bậc phụ huynh có lý do để lo lắng. Một báo cáo của Viện nghiên cứu y khoa hải quân Mỹ cho thấy các hệ thống phát sóng mạnh có thể gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực trên cơ thể người như thay đổi thân nhiệt, chu kỳ kinh nguyệt, chức năng thận và tốc độ lưu thông máu.

Bà Clarke không phải người đầu tiên cảnh báo về những tác động của thiết bị phát sóng Wi-Fi trong lớp học. Quỹ People’s Initiative từng khẳng định trẻ em thường xuyên hiện diện trong môi trường có bức xạ điện từ có nguy cơ bị ốm cao hơn những trẻ khác do hệ miễn dịch của các em suy yếu.

Báo The Guardian đưa tin, chính phủ Anh vừa yêu cầu Cục Bảo vệ sức khỏe điều tra các hệ thống phát sóng dành cho máy tính. Các nhà điều tra sẽ tìm hiểu tác động của tín hiệu không dây đối với học sinh trong lớp học trong hai năm.

Tiến sĩ Gerd Oberfeld, giám đốc cơ quan Sức khỏe môi trường của thành phố Salzburg, Áo, cũng cho rằng sóng Wi-Fi nguy hiểm.

“Wi-Fi trong trường học là dạng vi sóng yếu. Với một lò vi sóng, bạn chỉ việc đóng nắp để sóng bị nhốt trong lò. Nhưng trong các trường học thì sóng được phát tán ra môi trường”, tiến sĩ Magda Havas, một chuyên gia của Đại học Trent, Canada, phát biểu.

                                                                                Theo Vnexpress

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục