Trạm thú y thành phố Hòa Bình triển khai chiến dịch phun tiêu độc khử trùng đợt 3 tại các điểm buôn bán, giết mổ gia cầm.

Trạm thú y thành phố Hòa Bình triển khai chiến dịch phun tiêu độc khử trùng đợt 3 tại các điểm buôn bán, giết mổ gia cầm.

(HBĐT) - Thời tiết oi bức, độ ẩm cao hiện nay là điều kiện dễ bùng phát dịch cúm gia cầm. Trong cả nước xuất hiện tỉnh Quảng Bình có dịch. Lực lượng thú y tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch cúm và các dịch bệnh khác vào mùa nắng, nóng.

 

Chi cục thú y tỉnh đã gửi công văn yêu cầu các đơn vị thú y cơ sở thực hiện việc quản lý giám sát, phát hiện dịch bệnh sớm. Thông tin tình hình dịch cúm gia cầm và các hoạt động phòng, chống dịch ở các tỉnh, thành phố trong cả nước được thông báo trên bản tin nội bộ giúp các đơn vị thuận tiện cập nhật, tham khảo. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch cúm gia cầm được thú y viên các địa phương tích cực đảm nhiệm.

 

Nhằm chủ động phòng, chống dịch cúm và các dịch bệnh khác ở gia súc, gia cầm, từ ngày 15/7 – 31/7, chiến dịch tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng đợt 3 đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Lượng thuốc phun được phân bổ trên 3.100 lít, bao gồm 1.100 lít phục vụ chiến dịch đợt 3 và 1.900 lít được dự trữ tại kho của thú y các huyện, thành phố đảm bảo dự phòng khi có dịch xảy ra.

 

Cùng thời gian này, công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật ra, vào qua các chốt kiểm dịch được thường xuyên đẩy mạnh. Toàn tỉnh hiện duy trì hoạt động của 10 chốt kiểm dịch. Trong tháng 7, đã kiểm dịch 777.161 con gia cầm, lũy kế từ đầu năm đến nay là 4.481.529 con gà, vịt các loại; kiểm dịch hơn 1,3 triệu quả trứng gia cầm, lũy kế từ đầu năm đến nay là hơn 12,5 triệu quả. Bên cạnh đó, kiểm dịch 188.620 con và kiểm soát giết mổ 104.653 con trâu, bò, lợn, dê. Chi cục Thú y tỉnh đã cấp giấy vệ sinh thú y cho 641 điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm.

 

Ông Phạm Vinh Xương – Phó chi cục Thú y tỉnh nhận định: việc tăng cường quản lý giám sát, không lơ là hoạt động kiểm soát, kiểm dịch và chú trọng vệ sinh môi trường chăn nuôi là những biện pháp quan trọng để phòng bệnh cúm gia cầm một cách chủ động, thiết thực, hiệu quả. Ông Phạm Vinh Xương cũng khuyến cáo người chăn nuôi gia cầm: Đang là thời điểm tập trung tăng số lượng con giống nuôi phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Do đó, cần lưu ý chọn lọc con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra thật kỹ nếu mua ở các chợ. Khi gia cầm được mang về nuôi, nên tách chuồng, theo dõi trong vòng 10 – 15 ngày mới cho nhốt chung, quan tâm phòng cách bệnh cơ bản thường gặp ở gà, vịt như tả gà, tụ huyết trùng gà, gumbôrô gà, IB gà. Để đảm bảo yếu tố phòng dịch bệnh, hộ chăn nuôi chú ý vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng thường xuyên 2 tuần/lần.

 

 

                                                                Đỗ Hà

   

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục