Nhờ phong trào hiến đất của người dân, các em nhỏ xóm Tôm, xã Hợp Thịnh đã được học tập trong những lớp học khang trang.

Nhờ phong trào hiến đất của người dân, các em nhỏ xóm Tôm, xã Hợp Thịnh đã được học tập trong những lớp học khang trang.

(HBĐT) - Hợp Thịnh được chọn là xã làm điểm xây dựng NTM của tỉnh. Tính đến thời điểm này, xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí vượt chỉ tiêu đề ra. Có được kết quả trên ngoài sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền còn là sự đồng thuận của nhân dân.

 

Đến Hợp Thịnh vào những ngày đầu thu tháng 8, khi mùa tựu trường cũng đang bắt đầu. Khác với mọi năm, năm nay, những em nhỏ ở xóm Tôm không còn phải ngược đường xuống tận xã Khánh Thượng (Ba Vì – Hà Nội) để học nhờ như mọi năm nữa. Dãy phòng học với 1 lớp mầm non, 2 lớp tiểu học 1 và 2 đã được xây dựng khang trang. Ông Trần Văn Tình, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xóm Tôm có 130 hộ với khoảng hơn 500 nhân khẩu là những ngư dân thuyền chài đến định cư, cách trung tâm xã 4 km. Đường xa nên con em xóm Tôm đến tuổi ra lớp thường phải xin học nhờ bên Khánh Thượng. Chính vì vậy, có được một lớp học tại xóm để các em đỡ phải học nhờ không chỉ là mong ước của các bậc phụ huynh mà còn là trăn trở của cấp ủy Đảng, chính quyền. Huy động dự án để đầu tư không khó, tuy nhiên, cái khó chính là mặt bằng để xây dựng. Muốn có mặt bằng để hoàn thành mục tiêu trên chỉ có cách duy nhất là lấy đất của hộ dân và đền bù nhưng số tiền để chi trả lại rất lớn. Đảng ủy xã họp và quyết định thống nhất vận động người dân hiến đất. Thật bất ngờ ngay từ buổi họp đầu tiên lấy ý kiến và nêu ra những khó khăng mà xã đang gặp phải, người dân đã tình nguyện hiến hơn 200 m2 đất để xây trường. Không những vậy, các hộ dân ở xóm Tôm còn tình nguyện mỗi hộ đóng góp 3 m2 đất để san lấp mặt bằng xây dựng trường cho con em mình. Đến nay, thì con em xóm Tôm đã có được những lớp học khang trang.

 

Là một xã vùng hạ lưu sông Đà, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Hợp Thịnh. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, người dân xã Hợp Thịnh đã chủ động hiến hơn 3000 m2 đất và đóng góp 350 ngày công, trị giá 35 triệu đồng xây dựng đường giao thông nội đồng dài hơn 1 km, chạy qua 7 xóm. Tuyến đường này phục vụ sản xuất trên đất 3 vụ lúa cho 13 xóm của xã.

 

Không chỉ có 2 công trình trọng điểm ấy mới có sự đóng góp của nhân dân, hiện nay, ngay cả các công trình của xóm người dân cũng sẵn sàng hiến hàng chục m2 đất mà không đòi hỏi bất cứ một sự đền bù nào. Trong phong trào này phải kể đến những điển hình tiên phong như gia đình ông Nguyễn Xuân Thảo – xóm Tôm hiến 84 m2 đất để làm sân chơi cho xóm, trị giá 30 triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Hồi, xóm Thông hiến 12 m2 đất xây dựng nhà văn hóa, trị giá gần 10 triệu đồng.

 

Chính nhờ sự đồng thuận, nhiệt tình hưởng ứng của người dân, đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới của xã đã cơ bản hoàn thành 8/19 chỉ tiêu, trong đó, đặc biệt nhiều tiêu chí khó đã vượt so với quy định. Tiêu biểu như tiêu chí văn hóa, đến nay, 13/15 thôn của xã đều đã xây dựng được nhà văn hóa đạt 84,6%, vượt 4,6% so với tiêu chí đề ra. Tiêu chí về giao thông nông thôn của Hợp Thịnh cũng cao hơn so với quy định với 12 km đường liên thôn đã được bê tông hóa. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, chính người dân đã hiến đất, góp ngày công để hoàn thành những tiêu chí này. Hiện nay, cũng nhờ phong trào hiến đất, hiến ruộng, Hợp Thịnh đang xây dựng nhà văn hóa trung tâm xã và sân vận động trung tâm.

 

Sự đồng thuận của nhân dân không chỉ giúp Hợp Thịnh nâng cao cơ sở hạ tầng mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển. Học nhau từ những việc làm thiết thực, nhiều cán bộ, đảng viên đã đóng góp công sức để giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Tiêu biểu như Hội Nông dân với phong trào tín chấp vay phân bón sản xuất, phong trào xây bể chứa rác thải đồng ruộng. Hội phụ nữ với phong trào nuôi lợn nhựa gây quỹ hỗ trợ vốn sản xuất, xóa nhà tạm cho phụ nữ nghèo… Nhờ vậy, đời sống của nhân dân đã được nâng lên, thu nhập bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,4%.

                                                                                           

 

                                                                    Phương Linh

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục