Công ty CPTM Nhiên liệu mới chuyên sản xuất bao bì tại KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ.

Công ty CPTM Nhiên liệu mới chuyên sản xuất bao bì tại KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ.

(HBĐT) - 10 vụ, 5 người chết, 5 người bị thương - đó là con số về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm. Điển hình như vụ 1 công nhân của Công ty TNHH Việt Tùng trong khi trèo lên cột điện cao áp bị điện giật rơi từ trên cao xuống đất và tử vong; vụ cháy nổ tại Nhà máy ván sợi ép Vinafor Tân An (Yên Thuỷ) làm 2 người tử vong, trong đó có 1 kỹ sư quốc tịch Trung Quốc...

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Khuất Thị Thuỷ, Phó phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH), trên thực tế, con số này có thể cao hơn do các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ nhóm lao động không báo cáo hoặc giấu. Lĩnh vực đảm bảo ATVSLĐ ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn nhiều thiếu sót, vi phạm, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt giảm chi phí.   

Đồng chí Đỗ Thành Long, Phó Chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH cho biết: Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở đã phối hợp kiểm tra 15 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ trong tuần lễ quốc gia về ATLĐ-PCCN như: khai thác khoáng sản, điện, cơ khí và kiểm tra pháp luật lao động tại 14 doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp được kiểm tra có quy mô nhỏ, dao động từ 5 - 431 lao động, bộ máy điều hành  gọn, nhẹ. Cán bộ quản lý về ATVSLĐ đều kiêm nhiệm và phần lớn chưa được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, việc nắm bắt các quy định của phát luật lao động còn nhiều hạn chế, không tham mưu kịp thời cho lãnh đạo thực hiện theo đúng các quy định. Kết quả là các doanh nghiệp được kiểm tra đều vi phạm quy định của pháp luật lao động. Qua kiểm tra 14 doanh nghiệp với 1.866 lao động, đoàn đã kiến nghị 86 thiếu sót, phát hiện 75 hành vi vi phạm. Trong đó, 8 doanh nghiệp chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người lao động; 10 doanh nghiệp chưa tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ định kỳ hàng năm; tất cả doanh nghiệp trang bị chưa đầy đủ, đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đáng chú ý là phần lớn các phương tiện bảo vệ cá nhân không có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng không đảm bảo. 12 doanh nghiệp không đo kiểm tra môi trường lao động. 8 doanh nghiệp đang sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nhưng vẫn còn không ít thiết bị chưa được kiểm định.  

Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật. ít nhận được sự đôn đốc, hướng dẫn từ cơ quan lao động địa phương. Lãnh đạo các doanh nghiệp phần lớn chỉ tập trung vào hoạt động SX-KD, chưa quan tâm tới việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Trình độ hiểu biết của người lao động chưa cao, không nắm được các quy định để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Trong nhiều trường hợp, người lao động còn chấp nhận làm việc khi điều kiện lao động không đảm bảo. Việc thanh, kiểm tra còn hạn chế, chưa có chế tài đủ mạnh để buộc doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định. Sự phối hợp giữa cơ quan lao động và các cơ quan khác chưa nhịp nhàng, chồng chéo, thiếu đồng bộ. Đây cũng là sơ hở để các doanh nghiệp lách luật. Ngoài ra, một số chính sách về lao động còn bất cập, chưa phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực, ngành nghề SX-KD.  

Để khắc phục tình trạng này, theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH), đối với cơ quan QLNN cần tăng cường tuyên truyền đến người lao động, chủ sử dụng lao động các quy định của pháp luật lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Đối với chủ sử dụng lao động thực hiện nghiêm chính sách lao động, đặc biệt trong những lĩnh vực độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc. Đối với người lao động cần thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình làm việc an toàn. Nắm bắt các quy định của pháp luật lao động để tự bảo vệ mình. Các ngành liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ trong đôn đốc, thanh, kiểm tra.  

 

                                                                            Cẩm Lệ  

 

 

Các tin khác

Ba bể nước được xây dựng ở xã Hang Kia
Hội viên CCB xã Xuân Phong (Cao Phong) tham gia sửa chữa đường giao thông tại khu vực trung tâm xã.
Huyện Kỳ Sơn huy động toàn bộ máy động cơ phun trừ thuốc trên diện tích lúa nhiễm bệnh của xóm Độc Lập, xã Hợp Thịnh.
Ảnh hưởng cơn bão số 5 vừa qua, nước lũ đã cuốn trôi 2 vợ chồng trẻ người Thu Phong khi đi qua ngầm 834.

Diễn tập tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Ngày 22/8, Ban chỉ đạo diễn tập thành phố, Ban CHQS thành phố Hòa Bình đã phối hợp tổ chức diễn tập chiến đấu trị an xã Thái Thịnh năm 2013.

Bị điện giật, một người chết trên cột điện

(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào hồi 19h, ngày 17/8/2013, tại khoảng cột điện 5Đ - 6Đ đường dây 0,4kV thuộc địa phận xóm Song Huỳnh xã Cao Thắng (Lương Sơn) đã xảy ra vụ tai nạn lao động làm anh Bùi Văn Khang (sinh năm 1990), trú tại xã Tiến Sơn - Lương Sơn tử vong.

Mai Châu bảo đảm an toàn lưới điện mùa mưa lũ

(HBĐT) - Mai Châu có địa hình chia cắt, hệ thống đương dây dẫn điện đi qua nhiều đồi núi là những khó khăn trong quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn lưới điện. Điện lực huyện đang quản lý vận hành 147 km đường dây 35 KV, 59 km đường dây 10 KV, 250 km đường dây 0,4 V, 2 máy biến áp 35/10, 94 máy biến áp phân phối. Đường dây dài nhất là lộ 373 TGMC có tổng chiều dài 117 km, điểm đầu từ cột số 1 của TTG MC đi đến Thung Mặn ( Hang Kia) và đi ra lòng hồ sông Đà, đây là khu vực hay xảy ra sạt lở, lũ quét trong những năm gần đây.

Ngầm Bo- “điểm đen” giao thông mùa mưa bão

(HBĐT) - Đường ngầm tràn thị trấn Bo (ngầm tràn Kim Bình) có vị trí đặc biệt quan trọng giao thương phát triển KT-XH của huyện Kim Bôi và trong vùng, ngầm nằm trên tuyến đường 12 C, nối đường 12 B, từ thị trấn Bo đi các xã Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ, Nuông Dăm, Kim Tiến và đi huyện Lạc Sơn. Mật độ phương tiện và người qua lại ngầm rất lớn. Tuy nhiên, ngầm này lại đang trước những nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông vào mùa mưa lũ.

Diễn tập phương án chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu

(HBĐT) - Ngày 20/8, tại cửa hàng xăng dầu số 12 - Hữu Nghị (TPHB), Chi nhánh xăng dầu Hòa Bình đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC - CHCN (PC66 - Công an tỉnh) tổ chức diễn tập phương án chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu năm 2013.

Bao giờ tình trạng ngập úng tại khu trung tâm TP. Hòa Bình mới được xử lý dứt điểm?

(HBĐT) - Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân khu vực trung tâm của Thành phố Hoà Bình, nơi có chợ Phương Lâm cũ và chợ rau quả Nghĩa Phương thuộc các trục đường Chu văn An, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Tô Hiến Thành, Tăng Bạt Hổ, Điện Biên Phủ… luôn trong trạng thái lo âu mỗi mùa mưa tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục