Người dân xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) phản ánh tình trạng nguồn nước bị ảnh hưởng.

Người dân xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) phản ánh tình trạng nguồn nước bị ảnh hưởng.

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở TN &MT, toàn tỉnh hiện có 79 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 500 - 1.000 con lợn/trại và 3.000 - 10.000 con gà/trại. Một số ít trại có quy mô 4.000 - 6.000 con lợn/trại. Tổng số vật nuôi dao động khoảng 150.000 - 200.000 con. Ước tính tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ đồng/trại. Trong đó, chủ yếu tập trung tại các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong. Lương Sơn là huyện có số trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn nhiều nhất với 15 trại lợn, 33 trại gà. Mỗi trại tạo việc làm cho 15 - 20 công nhân, phần lớn là người địa phương.

 

Đồng chí Đào Anh Thép, Chánh Thanh tra Sở TN&MT cho biết: Vừa qua, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra diện rộng đối với 9 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (8 cơ sở chăn nuôi lợn, 1 cơ sở chăn nuôi gà). Qua đó cho thấy, đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình, đa số diện tích khu vực chăn nuôi nhỏ hẹp, diện tích đất sử dụng chủ yếu thuê của các hộ gia đình khác, từ 1 - 3 ha. Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao hơn trước. Trong lĩnh vực tài nguyên nước, các cơ sở chấp hành việc xin cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước và xả thải ra môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, về hồ sơ, các đơn vị được kiểm tra đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.  

Bên cạnh những cơ sở chấp hành khá tốt các quy định vẫn còn một số cơ sở để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đối với nước thải và không khí. Cụ thể, có 3 trại xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép: trại của Công ty TNHH Hòa Phát tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy); trại nuôi lợn giống Huy Toàn tại xã Kim Bình và trại nuôi lợn thịt tại xã Kim Truy (Kim Bôi). 2 trại hệ thống xử lý nước thải ra môi trường chưa đạt chuẩn: trại của Công ty TNHH Hòa Phát; trại của Công ty TNHH Thành Long tại xã Cư Yên (Lương Sơn). 2 trại chưa có giấy phép xả thải và khai thác sử dụng nguồn nước: trại của hộ ông Trịnh Văn Kim tại xã Hợp Thanh (Lương Sơn); trại của hộ ông Nguyễn Mạnh Thường (Lương Sơn). Các cơ sở trên đã bị xử lý vi phạm với số tiền 50 triệu đồng. Nguyên nhân chính của các lỗi vi phạm được xác định là do ý thức chấp hành các quy định của chủ hộ, doanh nghiệp chưa tốt; chưa cập nhật các văn bản hướng dẫn cũng như các  biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường.  

Song, về mặt khách quan có thể thấy, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi đã dần được khắc phục và có chuyển biến tốt hơn trước. Số lượng đơn, thư của nhân dân phản ánh bức xúc do ô nhiễm đã giảm đáng kể. Trại chăn nuôi lợn quy mô 6.000 con /đợt do bà Nguyễn Thị Nguyệt Minh làm chủ tại xóm Trại ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) đã từng có đơn, thư phản ánh sự bức xúc của người dân do ô nhiễm nước, không khí. Trại đã đầu tư trên 10 tỉ đồng xây chuồng trại, bể biogas, đào ao sinh học nhưng vẫn chưa xử lý triệt để được tình trạng ô nhiễm nước, không khí. Nước thải đổ ra suối Lựng, gần nơi sinh sống của nhân dân xóm Lựng, xã Cuối Hạ. Tiếp thu ý kiến phản ánh và đề nghị của người dân, bà Minh đang lắp đặt hệ thống ống nước thải dài trên 300m qua xóm Lựng. Theo bà Minh, thời gian tới bà sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây bức xúc cho người dân trong khu vực.  

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi tập trung, trong thời gian tới, Sở TN &MT sẽ tăng cường thanh, kiểm tra. Sở cũng đã thông báo yêu cầu khắc phục lỗi vi phạm đến từng cơ sở và thời hạn khắc phục xong trước ngày 31/12/ 2014. Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều trại chăn nuôi tập trung còn nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Trước khi một số đoàn kiểm tra đến, cơ sở đã có sự chuẩn bị để đối phó. Thiết nghĩ, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững cần có quy hoạch ngành và tăng cường công tác quản lý Nhà nước.

 

                                                                           Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục