Với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, huyện Lạc Thủy từng bước nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.


Nông dân xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025”, huyện Lạc Thủy đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, từ rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể, ban hành chương trình hành động phù hợp với điều kiện thực tiễn, đến huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Lạc Thủy cũng là địa phương đi đầu của tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện có 23 sản phẩm OCOP được tỉnh công nhận, trong đó có 2 sản phẩm đạt hạng 5 sao cấp quốc gia. Các sản phẩm không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, mà còn được chứng nhận quy trình sản xuất VietGAP, chứng nhận vùng trồng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Năm 2024, khoảng 90% nông sản chủ lực của huyện được tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn.

Cùng với đẩy mạnh sản xuất, huyện chủ động mở rộng kênh tiêu thụ nông sản thông qua sàn thương mại điện tử. Giai đoạn 2021 - 2023, doanh số bán hàng qua sàn postmart.vn đạt khoảng 1,6 tỷ đồng, tập trung vào các sản phẩm trứng gà, dưa lưới, kim chi măng, na Đồng Bong... Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ mở rộng thị trường tiêu thụ, mà còn giúp người dân từng bước tiếp cận phương thức kinh doanh hiện đại.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, huyện Lạc Thủy đã huy động hiệu quả nguồn lực để nâng cấp hạ tầng nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống. Các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa... được quan tâm đầu tư. Khoảng 86% diện tích đất sản xuất đã chủ động được nguồn nước tưới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mức độ cơ giới hóa trong  sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, nhất là trong khâu làm đất, thu hoạch. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo lao động nông thôn được chú trọng. Giai đoạn 2021 - 2024, huyện tổ chức 88 lớp tập huấn kỹ thuật với   hơn 3.600 lượt nông dân tham gia; đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, góp phần tạo việc  làm mới cho khoảng 3.800 lao động, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Đến năm 2024, thu nhập bình quân trên mỗi ha đất canh tác của Lạc Thủy đạt 206 triệu đồng, tăng 1,25 lần so với năm 2021. Đây là kết quả từ quá trình chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới vào sản xuất.

Cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch theo hướng cân đối, hiệu quả: trồng trọt chiếm gần 50%, chăn nuôi khoảng 28%, còn lại là lâm nghiệp và thủy sản. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh mang lại giá trị cao như: vùng rau an toàn, vùng chè Sông Bôi, vùng cây ăn quả (na, nhãn, thanh long, macca...). Nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như gà Lạc Thủy, dê Lạc Thủy, chè Sông Bôi, na Đồng Bong đã tạo dựng được vị thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Lạc Thủy đã hoàn thành 13/14 chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra trong Đề án số 03-ĐA/TU. Kết quả này cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện. Những thành quả đạt được không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục huy động nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, hướng tới nông nghiệp bền vững, thông minh và có giá trị gia tăng cao”.


La Hưng

Các tin khác


Công bố xã Lạc Sỹ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Huyện Yên Thủy vừa tổ chức Lễ công bố xã Lạc Sỹ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Huyện Lạc Thuỷ gỡ khó tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới

Môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê, tạo mỹ quan nông thôn xanh - sạch - đẹp. Thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ đã chú trọng nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường.

Kinh nghiệm xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ở huyện Lạc Thuỷ

Xây dựng khu dân cư (KDC) nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đã và đang trở thành phong trào thi đua sôi nổi của các địa phương trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ. Bằng những cách làm mới, mô hình hay, sáng tạo, các xã, thị trấn, KDC đã huy động hiệu quả nhiều nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của cộng đồng dân cư, khối đại đoàn kết toàn dân cùng vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Xã Tiền Phong vượt khó xây dựng nông thôn mới

Đến nay, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc đã đạt 11 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Năm 2025 xã phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí. Đây là hành trình còn nhiều khó khăn với xã.

Xã Nam Thượng về đích nông thôn mới nâng cao

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao. Đến nay, Nam Thượng đã "cán đích” như mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,9%

Với hệ thống thủy lợi đã phủ rộng đến các xã trong tỉnh, việc cấp nước tưới được chủ động đảm bảo phục vụ sản xuất cho mùa vụ. Năm 2024, công tác quản lý, xây dựng thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo kế hoạch năm; đồng thời chủ động, kịp thời ứng phó với các tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục