(HBĐT) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thành công tốt đẹp, đảm bảo theo đúng yêu cầu Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, đánh giá, phân tích sâu sắc, toàn diện những kết quả đạt được, chỉ ra bài học kinh nghiệm, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục, thống nhất thông qua những giải pháp thực hiện mục tiêu đến năm 2025, kinh tế Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí NGÔ VĂN TUẤN, Bí thư Tỉnh ủy về những giải pháp chủ yếu để đưa nhanh Nghị quyết Đại hội (NQĐH) lần thứ XVII vào cuộc sống.


Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn khảo sát các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Yên Thủy.

P.V: Xin đồng chí cho biết Đảng bộ tỉnh đã chuẩn bị những điều kiện gì để giải quyết những khó khăn, yếu kém, đưa Hòa Bình phát triển bền vững trong nhiệm kỳ 2020-2025?

Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN: Tất cả những định hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới đã được xác định cụ thể trong văn kiện, báo cáo chính trị, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Có thể thấy, bước vào thực hiện NQĐH lần thứ XVII, chúng ta được kế thừa thành quả quan trọng của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XVI. Cụ thể, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song chúng ta duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt trên 9%, quy mô GDP của tỉnh đạt trên 56.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt trên 63,8 triệu đồng, là một trong những địa phương có mức GRDP bình quân đầu người cao nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, đạt mức trung bình cả nước. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM đạt kết quả quan trọng, chúng ta làm tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích. Trong bối cảnh khó khăn như năm 2020, tốc độ phát triển nông nghiệp của tỉnh duy trì ở mức 4,1%, cao gấp đôi bình quân cả nước. Đặc biệt, chúng ta có được thành quả quan trọng trong xây dựng NTM với trên 44% số xã đạt chuẩn NTM, góp phần quan trọng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, công nghiệp có khởi sắc, tỉnh có 2/8 khu công nghiệp lấy đầy khoảng 80% đầu tư, đóng góp của CN-XD trong GDP trên 50%. Lĩnh vực du lịch có nhiều khởi sắc, đóng góp nhất định vào phát triển KT-XH... Kết quả đó đã tạo đà rất tốt sự phát triển của Hòa Bình trong thời gian tới.

Tuy nhiên, những khó khăn vẫn còn nhiều, tỉnh vẫn là địa phương nghèo so với cả nước, đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên 24%, với sự nỗ lực phấn đấu, đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,36%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Dù nông nghiệp có những thành tựu, nhưng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành cơ sở sản xuất lớn, quy mô lớn gắn với thị trường còn rất ít, đặc biệt phát triển nông nghiệp gắn với chế biến sâu nông sản còn hạn chế. Diện tích cho phát triển công nghiệp còn ít, tới nay mới chiếm khoảng 0,34% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước, chỉ số này phản ánh công nghiệp của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng. Du lịch cũng vậy, chúng ta đã có quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch Mai Châu, Kim Bôi… Nhưng những điểm du lịch này vẫn nhỏ lẻ, chưa thu hút được nhà đầu tư lớn để phát triển du lịch. Thêm nữa điều kiện tự nhiên của tỉnh đòi hỏi nỗ lực rất lớn mới đạt được mục tiêu. Diện tích tự nhiên của tỉnh trên 4.600 km2, nhưng địa hình chia cắt, đồi núi nhiều, tìm mặt bằng khoảng 500 ha để phát triển công nghiệp là rất khó. Chúng ta ở gần Thủ đô, tiếp giáp với Thủ đô, nhưng hạ tầng còn rất khó khăn, tỉnh không có sân bay, bến cảng, thế nên để thu hút được những nhà đầu tư lớn cũng rất khó khăn. Chính vì vậy, để thực hiện thành công NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tôi kêu gọi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. 

P.V: NQĐH Đảng bộ tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững, xin đồng chí cho biết các giải pháp đột phá để thực hiện những mục tiêu trên?

Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN: NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ rất cụ thể trong những năm tới, tỉnh sẽ tập trung vào 4 đột phá chiến lược để phát triển KT-XH nhanh và bền vững. 

Thứ nhất, đó là đột phá về công tác quy hoạch. Trước đây, chúng ta đã xây dựng quy hoạch nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Thực hiện Luật Quy hoạch giai đoạn tới, chúng ta phải tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh, các quy hoạch ngành, lĩnh vực bảo đảm chất lượng, tầm nhìn dài hạn; quan trọng là phải quản lý theo quy hoạch, có vậy mới thực hiện được mục tiêu nghị quyết đã đề ra. 

Thứ hai, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính để thu hút đầu tư, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức, xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ doanh nghiệp và người dân, với mục tiêu phấn đấu PCI trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc. Vừa rồi, tỉnh đã tổ chức hội thảo với VCCI bàn giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó nhận thấy, để đạt được mục tiêu tăng mỗi năm 3 bậc trong Chỉ số xếp hạng năng lực canh tranh của tỉnh là không đơn giản, cần phải có quyết tâm cao, cả hệ chính quyền phải vào cuộc. Trong quá trình thực hiện khâu đột phá này, phải đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tích cực chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình chính quyền từ quản lý sang chính quyền phục vụ. Có vậy mới tạo thuận lợi cho phát triển các thành phần kinh tế, thu hút nhà đầu tư có năng lực đến với Hòa Bình, phấn đấu thu hút 80.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 1 tỷ USD vốn FDI trong 5 năm tới. 

Thứ ba là đột phá về hạ tầng, hạ tầng là một trong những khâu yếu kém đại hội Đảng bộ tỉnh đánh giá. NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định rõ nhiệm vụ,  giải pháp huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH. Quan trọng nhất là hạ tầng giao thông, trong đó có 3 tuyến đường quan trọng cần thực hiện, đó là mở rộng gấp đôi tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; mở tuyến đường từ đầu TP Hòa Bình đi huyện Kim Bôi để khai thác tiềm năng du lịch Kim Bôi. Đặc biệt, tỉnh cùng với tỉnh Sơn La quyết tâm thực hiện tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Cùng với đó từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông liên tỉnh, nội tỉnh, nhằm bảo đảm tính kết nối đồng bộ…; phát triển hạ tầng phục vụ nông nghiệp như hệ thống kênh mương, thủy lợi, tưới tiêu. Đặc biệt, muốn phát triển công nghiệp phải đặc biệt quan tâm tới hạ tầng công nghiệp, NQĐH Đảng bộ tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp chiếm 1% diện tích tự nhiên, tương đương chúng ta phải quy hoạch, làm hạ tầng khoảng 4.600 ha để phát triển công nghiệp. Tiếp đến là phát triển hạ tầng du lịch, vì tỉnh xác định du lịch là mũi nhọn. 

Thứ tư là tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Thời gian qua ngành Giáo dục rất cố gắng nhưng kết quả vẫn ở mức khiêm tốn. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, đào tạo nghề, trong đó lựa chọn những ngành nghề tỉnh có thế mạnh phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh. Đặc biệt quan tâm rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc trong hệ thống chính trị và các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh đang tập trung thực hiện 11 giải pháp trọng tâm để hiện thực hóa mục tiêu NQĐH Đảng bộ tỉnh. 

P.V: Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh đã chuẩn bị nguồn nhân sự được trẻ hóa, có tính đổi mới, bảo đảm cơ cấu, xin đồng chí cho biết những giải pháp cụ thể để vận hành bộ máy cấp ủy, chính quyền, tạo bước đột phá trong phát triển của tỉnh?

Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN: Quan điểm của Đảng nêu rất rõ, đó là: "Phát triển văn hóa là nền tảng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”. Trong xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ là then chốt của then chốt. Chính vì vậy, ngay từ khi xây dựng phương án nhân sự, tỉnh đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 26 của Ban Tổ chức T.Ư thực hiện nghiêm túc quy trình 5 bước trong công tác nhân sự, đội ngũ Ban Chấp hành vừa hồng, vừa chuyên, vừa có tâm, có tầm, gánh vác được trọng trách mà Đảng bộ và Nhân dân Hòa Bình kỳ vọng. Đại hội đã bầu được Ban Chấp hành khóa mới gồm 52 đồng chí, chất lượng đảm bảo, cơ cấu hợp lý. Nét nổi bật nữa là năm nay, tỷ lệ cán bộ nữ của tỉnh Hòa Bình trong Ban Chấp hành đạt tới 18%, cán bộ trẻ đạt 12%, cán bộ người dân tộc đạt 67%, trình độ cán bộ cũng có tiến bộ rõ rệt.  

Về công tác cán bộ, trong thời gian tới cần tập trung vào 3 nhiệm vụ quan trọng, đó là: 
Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ động, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, vu khống, xuyên tạc sự thật, đề phòng nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. 

Hai là, tập trung xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ. Khuyến khích đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nội chính; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị.

Ba là, tập trung xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân, giải quyết kịp thời những khó khăn, bức xúc ngay từ cơ sở. Tiếp tục đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể CT-XH. Thực hiện tốt quy chế giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các đoàn thể CT-XH, quy chế dân chủ ở cơ sở. Có làm tốt được nhiệm vụ trên chúng ta mới xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới. 

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí Bí thư Tỉnh ủy!
 
Nhóm PV phòng xây dựng Đảng - Nội chính (TH)

Các tin khác


Dự thảo báo cáo chính trị thể hiện quyết tâm của Đảng trong lãnh đạo phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn mới

(HBĐT) - Dự thảo báo cáo chính trị do BCH T.Ư Đảng khóa XII chuẩn bị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá được kết quả, thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ qua. Chủ đề đại hội, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ tới đã thể hiện được ý chí lãnh đạo của Đảng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân.    

Dự thảo báo cáo chính trị thể hiện tầm nhìn, định hướng phát triển phù hợp với đất nước trong giai đoạn mới

(HBĐT) - Trong các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm, thể hiện một cách tập trung nhất tầm nhìn, bản lĩnh, trí tuệ, ý chí và sức mạnh đại đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Qua nghiên cứu dự thảo văn kiện quan trọng này, tôi xin tham gia một số nội dung sau:

Thành công của đại hội Đảng bộ các cấp tiếp tục củng cố niềm tin trong Nhân dân

(HBĐT) - "Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025” - đó là phát biểu của đồng chí Quách Thế Ngọc, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sau khi thông tin kết quả Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tới toàn thể cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham dự chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội.

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

(BHĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo văn kiện:

Xem nội dung chi tiết tại đường dẫn: Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng

Công bố dự thảo các văn kiện Đại hội XIII để lấy ý kiến Nhân dân

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Ban Tuyên giáo T.Ư ban hành Hướng dẫn số 151 về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn các các văn bản trên:

Phát huy truyền thống 72 năm xây dựng và trưởng thành, nỗ lực đóng góp xây dựng Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ngày một vững mạnh

Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, 
Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020
(HBĐT) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, coi đó là vấn đề trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, là một bộ phận chủ yếu hợp thành và có tính chất quyết định thắng lợi trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có thể nói công tác tổ chức xây dựng Đảng, cụ thể là xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đường lối chính trị trong mỗi giai đoạn cách mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục