Dựa trên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kết hợp với truyền thống văn hóa đặc sắc và chính sách ngoại giao hòa bình của dân tộc, trường phái "ngoại giao cây tre" của Việt Nam không chỉ phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, mà còn phù hợp với mọi thời đại.

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tháng 10/2022. (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tháng 10/2022. (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Ðó là nhận định của nhà báo Khamvisan Keosouphan, nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào khi chia sẻ với phóng viên TTXVN.

Là một nhà báo thường xuyên theo dõi về Việt Nam, ông Khamvisan có ấn tượng mạnh khi đọc bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ trương xây dựng trường phái "ngoại giao cây tre" của Việt Nam.

Theo ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ bản chất và đường lối ngoại giao Việt Nam, đó là nền ngoại giao được đúc kết trong suốt quá trình hàng nghìn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam, dựa trên nguyên tắc bất biến và tư tưởng xuyên suốt là độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia.

Ðó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước, văn hóa dân tộc, truyền thống Việt Nam với tinh hoa văn hóa và kinh nghiệm ngoại giao thế giới. Trong đó, luôn đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị; dùng ngoại giao để ngăn chặn, đẩy lùi xung đột; gắn với thực tiễn của thế giới, đưa Việt Nam hòa nhập dòng chảy của thời đại...

Trong khi đó, Giáo sư Go Ito, thuộc Ðại học Meiji (Nhật Bản) nhận định, cách gọi "ngoại giao cây tre" là một phép ẩn dụ thú vị. Theo ông, những nét chính của đường lối ngoại giao này là khả năng phục hồi, tính linh hoạt và sự khiêm tốn. Giáo sư nhấn mạnh, sự linh hoạt tồn tại trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trong việc duy trì mối quan hệ với các nước.

Chuyên gia Nhật Bản cho rằng, Việt Nam đang trong một môi trường thuận lợi để đạt được vị thế quan trọng trong ASEAN, đồng thời có sự gắn kết về chính trị và kinh tế với các nước trong khu vực, như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo Giáo sư Go Ito, Việt Nam là quốc gia Ðông Nam Á gần Nhật Bản nhất, đồng thời kết nối với bán đảo Ðông Dương, đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Chủ tịch Hội Hữu nghị Israel-Việt Nam, cựu Ðại sứ Israel tại Việt Nam Amikam Levy cho rằng, đường lối "ngoại giao cây tre" là một chính sách, sáng kiến tuyệt vời, cho thấy phong cách lãnh đạo và cam kết của Ðảng Cộng sản Việt Nam vì lợi ích của nhân dân Việt Nam.

Bày tỏ ngưỡng mộ về trường phái "ngoại giao cây tre", ông Levy cho đây là sự kết hợp tài tình, bởi cây tre luôn linh hoạt và mạnh mẽ, có tính cộng đồng cao; cây tre mềm dẻo, nhưng cũng mạnh mẽ, đáng tin cậy.

Chủ tịch Hội Hữu nghị Israel-Việt Nam bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội vượt bậc. Theo nhà ngoại giao Israel, lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn và tinh thần cống hiến vì lợi ích của người dân, đưa đất nước trở nên hùng mạnh.

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục