Quy định 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị có tính hệ thống, khái quát, góp phần đồng bộ với các quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Quy định này thể hiện quyết tâm của Đảng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hướng đến mục tiêu hoàn thiện, cụ thể hơn về chuẩn mực đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, để mỗi người tu dưỡng, rèn luyện… Đó là những ý kiến tâm huyết của nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 


Ông Ngô Chí Tuệ, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Đặc biệt, nhiều cán bộ, đảng viên tại Vĩnh Phúc nhận xét, những nội dung trong quy định mang ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hành động, giúp cán bộ, đảng viên nhận rõ hơn phải, trái, giữ vững lập trường, "tự soi”, "tự sửa” góp phần đưa các chuẩn mực đạo đức cách mạng giai đoạn mới nhanh chóng đi vào cuộc sống…

Ông Ngô Chí Tuệ, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cho rằng: Những nội dung, các điều trong Quy định 144 có tính hệ thống, khái quát, rõ ràng cụ thể góp phần đồng bộ với các quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như trong giai đoạn hiện nay. Quy định 144 chính là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng và là bước cụ thể hóa nhiệm vụ về xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Theo ông Ngô Chí Tuệ, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đề cao vấn đề đạo đức. Xây dựng Đảng về đạo đức được xem là nhiệm vụ thường xuyên, là yêu cầu quan trọng, cấp thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng; giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ chân chính… Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”.


Bà Triệu Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc.

Bà Triệu Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: Những nội dung, những điều thể hiện trong Quy định 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể nói, đây là những nội dung, những vấn đề quan trọng được nhiều cán bộ, đảng viên, cũng như đông đảo người dân quan tâm bởi quy định lần này được hoàn thiện, cụ thể hóa hơn các quy định đối với cán bộ, đảng viên đã ban hành trước đó; khẳng định quyết tâm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.

Quy định 144/QĐ/TW đã hệ thống hóa toàn bộ các quan điểm của Đảng ta về vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá, nhận xét, cũng như xử lý đảng viên vi phạm, quy hoạch cán bộ. Quy định được ban hành đúng lúc khi toàn Đảng đang tiến hành công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Theo bà Triệu Thị Thanh Bình, để thực hiện tốt quy định trên, trước hết mỗi đảng viên, chi bộ, cơ quan, đơn vị... cần quan tâm những nội dung cụ thể ghi rõ trong quy định, như: Nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực; Thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín; Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; Bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức Đảng…

Thời gian vừa qua, tình trạng sợ trách nhiệm, không dám hành động vì lợi ích chung trong một bộ phận cán bộ, công chức là rất đáng lo ngại. Chính vì vậy, Quy định 144-QĐ/TW nhấn mạnh nội dung "trách nhiệm” là rất cần thiết và góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

Việc ban hành Quy định 144-QĐ/TW trong giai đoạn mới là rất cần thiết, đáp ứng đòi hỏi về cả lý luận và thực tiễn, góp phần phát huy sức mạnh của Đảng và hệ thống chính trị. Quy định đã xây dựng các chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài... Quan tâm đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, biểu dương các gương sáng đạo đức, luôn có nhận thức và hành động vì lợi ích của đất nước, nhân dân, bảo vệ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.

Thời gian tới, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đưa các tiêu chuẩn trong Quy định 144-QĐ/TW vào xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên; đồng thời đưa vào báo cáo định kỳ đánh giá tổng kết công tác xây dựng Đảng ở các ngành và địa phương trong tỉnh, từ đó đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo. Tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm cụ thể hóa các quy định, chỉ thị của Bộ Chính trị để triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, tập trung giải quyết những vụ việc, vấn đề tồn đọng, kéo dài; những vấn đề, lĩnh vực cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm…

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Phân cấp - phân quyền: Vì sao vẫn dưới đẩy lên, trên đùn xuống?

- Bài 3: Ai không làm, đứng sang một bên 
 "Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm” là thông điệp thép nhiều lần được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước truyền đi với quyết tâm mạnh mẽ tuyên chiến với thái độ làm việc bàng quan, vô cảm, né tránh, đùn đẩy, vô trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Phân cấp - phân quyền: Vì sao vẫn dưới đẩy lên, trên đùn xuống?

Bài 2: Đẩy cái sai cho tập thể 


Việc gì cũng xin ý kiến, chờ chỉ đạo, kể cả những việc thuộc thẩm quyền của cấp mình, bản thân mình, là tình trạng không chỉ tồn tại ở những người có chức, có quyền mà còn ở cả cán bộ, công chức bình thường khác. Xin ý kiến những việc không đáng xin, chờ chỉ đạo những việc chẳng đáng chờ là bởi để có lý do trốn tránh trách nhiệm, đẩy cái sai cho tập thể.

Phân cấp - phân quyền: Vì sao vẫn dưới đẩy lên, trên đùn xuống?

Đại hội XIII của Đảng xác định đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương. Chủ trương đúng đắn trên của Đảng khi triển khai vào thực tiễn lại xuất hiện mối nguy đáng báo động là tình trạng "dưới đẩy lên, trên đùn xuống” trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số cơ quan và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Quy định 144-QĐ/TW: Đảng viên phải gương mẫu để nhân dân noi theo

Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tại Gia Lai rất quan tâm, ủng hộ.

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Quyền con người hay nhân quyền là vấn đề luôn được quan tâm và bàn luận từ rất sớm. Đồng thời, quyền con người là vấn đề nhạy cảm mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam luôn chú trọng thực hiện nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của đất nước, đồng thời qua đó cũng nhằm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Cảnh giác trò "núp bóng báo chí"


Sau cuộc họp chi bộ, thấy ông Hùng, ông Nam chưa về, Bí thư Chi bộ Việt liền hỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục