HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) để lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) để lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

(HBĐT) - Ngày 5/3, HĐND thành phố Hòa Bình khoá XIX tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Đến nay, Thường trực HĐND thành phố đã nhận được 31 ý kiến, 1 ý kiến cá nhân, 16 ý kiến của các phòng ban, đoàn thể, 14 ý kiến của HĐND phường, xã tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. đều nhất trí với những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố đã có đóng góp thêm một số ý kiến tại các Chương và Lời nói đầu như: tại Điều 4, Chương I các đại biểu cho rằng nên sửa “các tổ chức của Đảng” thành “tổ chức Đảng” vì Đảng cộng sản Việt Nam là một Đảng duy nhất cầm quyền. Tại Điều 72, Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc các đại biểu cho rằng nên sửa từ công an nhân dân Việt Nam cách mạng… từng bước hiện đại, làm nòng cốt… thành Công an nhân dân Việt Nam cách mạng… từng bước hiện đại, cùng với công an xã làm nòng cốt. Đồng thời, tại Điều 116, Chương IX các đại biểu cho rằng để phù hợp với các quy định khác của pháp luật hiện hành đề nghị sửa đổi, bổ sung “Căn cứ Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết, quyết định chủ trương và các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân tại địa phương; lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn vì HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Do đó, HĐND có quyền ra Nghị quyết, quyết định các chủ trương về phát triển KT-XH, AN-QP ở địa phương; việc lấy phiếu tín nhiệm bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định theo Nghị quyết của Quốc hội.

 

Tại kỳ họp hội nghị, các đại biểu còn đóng góp vào một số nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, như: quyền con người, quyền công dân, quyền tự do kinh doanh, công dân có quyền và tự nguyện hiến, trao tặng các bộ phận cơ thể cho  người khác, mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, bậc tiểu học là bắt buộc không phải đóng học phí….

 

* Cùng ngày, HĐND huyện Kỳ Sơn khoá XVIII, tổ chức kỳ họp thứ 6 (Chuyên đề), về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Tính đến ngày 5/3, BCĐ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của huyện đã nhận được trên 40 ý kiến đóng góp của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trên toàn huyện. Các ý kiến tập trung vào các nội dung tại các chương I, chương II, chương III, Chương V, chương VII, Chương XI như xây dựng Đảng, Chính quyền, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quyền tự do công dân, con người…

 

                                                                                 Quý An

 

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục