Bà con xóm Quà, xã Yên Lập (Cao Phong) tích cực chuyển đổi diện tích đất đồi trồng lúa nương sang trồng mía trắng ép nước, đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Theo đồng chí Bùi Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của Yên Lập còn khá cao (54,46%), thu nhập bình quân mới đạt 15 triệu đồng/ người (năm 2016). Để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, những năm trở lại đây, Yên Lập đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa những cây trồng phù hợp với đất đai vào canh tác. Trong đó, cùng với các loại cây có múi như cam, bưởi, cây mía trắng ép nước đã và đang đem lại kết quả khả quan, trở thành hướng phát triển kinh tế chủ lực ở xã vùng cao này.
"Những năm trước đây, Yên Lập từng phát triển mạnh trồng cây mía tím, tuy nhiên, đầu ra bấp bênh nên chúng tôi chuyển sang trồng mía trắng ép nước. Có thể nói, đây là sự chuyển đổi phù hợp, cây mía phát triển tốt, giá cả tương đối ổn định nên nhiều hộ có được nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay, tính cả diện tích mía liên vụ, Yên Lập có 120 ha mía trắng ép nước, gấp 3 lần so với 3 năm trước, tập trung ở tất cả các xóm với thu nhập bình quân đạt trên 120 triệu đồng/ha. Riêng cây cam được đưa vào trồng trong 3 năm trở lại đây, diện tích 65 ha. Với lứa quả đã thu hoạch ở vụ trước, cam của Yên Lập được đánh giá thơm ngọt, đậm đà, có nhiều tiềm năng”, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.
Theo liệt kê của đồng chí Chủ tịch UBND xã, có không ít hộ dân ở Yên Lập nhiều năm nay duy trì diện tích trồng mía lên tới vài héc ta. Điển hình như gia đình ông Bùi Văn Tường, xóm Đảy với 3 ha. Vụ vừa rồi, gia đình ông Tường thu được 800 triệu đồng. Hay hộ ông Bùi Đình Vinh, xóm Thôi cũng trồng với diện tích tương tự. Số hộ duy trì trồng trên 1 ha nhiều hơn và diện tích tiếp tục được mở rộng .
Từ xóm Đảy, qua xóm Trầm rồi lên xóm Quà, những triền đồi xưa kia là ngô, sắn nay cây mía đang lên ngôi cùng những vườn cam phát triển tươi tốt. Xóm Quà có trên 80 hộ dân, cách trung tâm xã khoảng 4 km, tuy đường giao thông khá trắc trở nhưng bà con đang nỗ lực mở rộng diện tích trồng mía. Trời khô ráo nhưng đường lên Bưa Húc (xóm Quà) khá trắc trở. Trên này, dân cư thưa thớt, với bãi đất rộng đan xen giữa những vườn mía mới trồng và vườn sắp đến kỳ thu hoạch. Gia đình bà Bùi Thị Hằng mới chuyển đổi diện tích trồng lúa nương trước đây sang trồng mía trong 2 vụ gần đây. Bà Hằng cho biết: "Thấy bà con trong xóm trồng mía rất phù hợp, hiệu quả kinh tế lại cao nên gia đình cũng chuyển đổi. Hiện, vườn hơn 1.000 m2 đang chuẩn bị cho thu hoạch, còn một vườn nữa gia đình mới trồng đầu năm nay cũng phát triển khá tốt”.
Theo chia sẻ của bà Hằng, gia đình bà nói riêng và bà con ở xóm Quà nói chung còn có nhiều diện tích đất để chuyển đổi sang trồng mía, tuy nhiên, do đồng vốn eo hẹp nên họ chưa thực hiện được. Đầu vụ mía năm nay đã có một số hộ ở xóm Quà bán được mía, ví như hộ ông Bùi Văn Tưởng hay Bùi Văn Mừng thu được trên 40 triệu đồng. "Cây mía rất tiềm năng nhưng đường giao thông còn nhiều khó khăn quá. Rất mong Nhà nước quan tâm, hỗ trợ xi măng, vật liệu làm đường thuận lợi để chúng tôi từng bước thoát nghèo”, bà Hằng bày tỏ.
Ngoài xóm Quà, những xóm như Bạ hay Thang, đường giao thông cũng khá trắc trở. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xóm này cao hơn mức bình quân của xã, riêng xóm Bạ có 24/26 hộ nghèo (chiếm 92,3%), xóm Thang trên 70%. "Hàng năm, Yên Lập được Nhà nước quan tâm hỗ trợ về sản xuất cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi. Đó là nguồn động lực rất lớn giúp bà con thúc đẩy kinh tế gia đình. Trong thời gian tới, rất mong được cấp trên quan tâm hơn nữa, nhất là việc tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cho bà con. Xã sẽ tiếp tục khuyến khích bà con tập trung vào cây mía cùng các cây trồng có múi, đồng thời chủ động tìm tòi những cây trồng, vật nuôi phù hợp để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo”, đồng chí Bùi Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND xã Yên Lập cho biết.
Viết Đào
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2017, BCH Đảng bộ huyện Yên Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc NQ T.ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đến các tổ chức Đảng, CB, ĐV trên địa bàn.
(HBĐT) - Xác định Nghị quyết T.ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng rất quan trọng, huyện Kỳ Sơn đã kịp thời chỉ đạo thực hiện với những giải pháp đồng bộ. Huyện đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết ở tất cả 34 chi, Đảng bộ. Sau đó, CB, ĐV viết thu hoạch. Người đứng đầu cấp ủy các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch hành động cá nhân phù hợp với nhiệm vụ được giao gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Huyện đang tích cực chuẩn bị cho hội thi tuyên truyền Nghị quyết và Chỉ thị số 05 đúng dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ 19/5.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã quyết định tặng bằng khen cho 3 tổ chức Đảng, 4 đảng viên có thành tích xuất sắc trong đấu tranh, triệt phá thành công 2 chuyên án về ma tuý tại địa bàn huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Hỏi 4: Đồng chí B. là Huyện ủy viên, bí thư Đảng ủy xã, có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức bí thư Đảng ủy xã. Trường hợp này, tổ chức Đảng nào xử lý kỷ luật đồng chí B.?
(HBĐT) - Đến nay, 100% chi, Đảng bộ cơ sở trên địa bàn huyện Lương Sơn đã hoàn thành việc học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCH T.ư Đảng (khóa XII) tới toàn thể đảng viên.
(HBĐT) - Hỏi: Việc tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới như thế nào?