Những thành tích ấy có sự nỗ lực đổi
mới của ngành giáo dục, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng "đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT); phát triển nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao”, đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
4.
Trong văn kiện các kỳ đại hội gần
đây, Đảng ta đã khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để thực hiện chủ
trương đó, cần có sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn Đảng,
toàn dân; phát huy trí tuệ, huy động nhiều nguồn lực và có sự phối hợp của các
cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, trong đó ngành GD-ĐT đóng vai
trò chủ đạo. Đây là vấn đề có tính quyết định, bởi sự nghiệp GD-ĐT là của toàn
dân, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức
đúng vai trò của GD-ĐT là tiền đề để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có
khả năng tư duy khoa học và giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra. Hiện
nay, chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới GD-ĐT, đang triển khai nhiều đề án cải cách
giáo dục, song đổi mới phải đồng bộ cả về chương trình, nội dung, phương pháp
dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra và nâng tầm đội ngũ giáo viên… Đặc biệt,
một vấn đề hết sức quan trọng là phải điều chỉnh mục tiêu giáo dục phù hợp với
bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế sâu
rộng. Nếu vẫn rập khuôn máy móc mục tiêu ban đầu của 10 năm, 20 năm trước thì
việc đổi mới GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng sẽ khó thành hiện
thực.
Ảnh minh họa: TTXVN.
|
Trong khi thế giới đang bùng nổ cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nước ta không thể đứng ngoài cuộc mà phải chủ
động tiếp cận, đón đầu thời cơ do nó mang lại để phát triển đất nước, phát
triển GD-ĐT và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhiệm vụ xây dựng, phát
triển đất nước hiện nay đòi hỏi phẩm chất, năng lực con người cũng phải theo
những tiêu chí mới; bên cạnh chú ý con người xã hội, con người công dân, cần
hướng tới phát huy cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; phát triển hài hòa con
người cá nhân và con người xã hội. Bởi vậy, mục tiêu GD-ĐT cần đổi mới, điều
chỉnh theo hướng vừa chú ý phát triển hài hòa con người xã hội, con người công
dân, vừa hướng tới phát huy tiềm năng của mỗi học sinh, sinh viên; kết hợp hài
hòa dạy chữ, dạy nghề và dạy người; chú trọng giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng
thực hành, tác phong công nghiệp... Mục tiêu giáo dục phải phù hợp với bối cảnh
và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, trình độ, đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh, sinh viên Việt Nam.
Nâng cao chất lượng GD-ĐT chính là cơ
sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, quá trình đào tạo phải bảo
đảm hướng dẫn cho học sinh, sinh viên từ kiến thức chuyên môn tới kỹ năng thực
hành, dạy những nội dung đáp ứng nhu cầu xã hội đang đòi hỏi. Mục tiêu phát
triển phẩm chất của học sinh, sinh viên không chỉ đòi hỏi nắm vững kiến thức
chuyên môn, kỹ năng thực hành cơ bản mà còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến
thức, kỹ năng đó vào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc
sống... Mục tiêu ấy là cơ sở tạo ra những sản phẩm trí tuệ, vững về lý thuyết,
giỏi về thực hành, có khả năng sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực
tiễn, đáp ứng nhu cầu công việc. Đây chính nguồn nhân lực chất lượng cao mà xã
hội đang cần.
Đảng ta không chỉ coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, mà còn
nhấn mạnh ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục trong các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, lý luận
gắn với thực tiễn. Muốn có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì những "cỗ
máy cái” trong các trường cao đẳng, đại học phải là lực lượng chủ công để nâng
cao chất lượng GD-ĐT. Nhìn lại, đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong
các trường đại học ở nước ta còn quá thấp nếu so với các quốc gia quanh ta và
các quốc gia công nghiệp khác. Song, Đề án 911 của Bộ GD-ĐT dự kiến đào tạo
thêm 9.000 tiến sĩ giai đoạn 2018-2025 phải được xem xét một cách khoa học, kỹ
lưỡng, lấy chất lượng, hiệu quả làm chính chứ không nên đào tạo theo kiểu "lấp
chỗ trống”, vừa không có tác dụng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa lãng
phí tiền của, thời gian.
Một hướng đi rất căn bản, đó là ưu
tiên phát triển các trường chuyên. Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo triển
khai Đề án 959 đầu tư phát triển trường chuyên. Các trường này đã được tăng
cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, từng bước tiệm cận với
tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, chúng ta có 80 trường THPT chuyên trên toàn quốc
nhằm phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo nguồn bổ sung nguồn nhân lực chất
lượng cao. Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần
tiếp tục xác định chiến lược dài hơi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực. Trong đó, cần quan tâm đến đối tượng là sinh viên xuất sắc, học sinh
giỏi các cấp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển lâu dài, căn cơ. Đây là
trách nhiệm chung của toàn xã hội; từng ngành cần chủ động phát hiện, giới
thiệu "hạt giống” bộc lộ năng khiếu từ sớm để thống nhất phương án đào tạo hiệu
quả ngay từ đầu, làm cơ sở bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành
mình, lĩnh vực mình đảm nhiệm. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao-nhân tài
ở nước ta phải hài hòa cả hai mặt: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân tố này có
được không phải do ngẫu nhiên mà là cả một quá trình từ giáo dục gia đình đến
giáo dục nhà trường và điểm cuối là môi trường và cơ chế xã hội. Quản lý GD-ĐT
tác động vào các giai đoạn, từ khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng
và sử dụng. Giáo dục thế hệ trẻ có nhân cách luôn là bệ phóng để có nhân lực và
nhân tài đích thực cho đất nước.
TheoQĐND
(HBĐT) - Cùng các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi bò sữa của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Trại Sáu.