(HBĐT) - Ở thôn Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) có bà Bùi Thị Thiệp từ năm 2014 đến nay được xóm tín nhiệm bầu là người có uy tín trong cộng đồng. Bà đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, qua đó 10 hộ trồng trọt, 25 hộ chăn nuôi trong xóm đã thực hiện chuyển đổi để cải thiện, nâng cao thu nhập. Trong xây dựng nông thôn mới, bà vận động 34 hộ hiến được trên 1.000 m2 đất ở, phá dỡ trên 600 m2 tường bao, một số diện tích hoa màu các loại để làm đường giao thông nông thôn, giúp đường làng, ngõ xóm rộng đẹp hơn, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân được thuận tiện.
Bà Bùi Thị Thiệp (ngoài cùng bên trái) người có uy tín xóm
Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vận động hộ dân hiến đất, mở rộng đường giao
thông.
Ông Bùi Văn Huy, người có uy tín xóm Nèo, xã Sơn Thủy với
vai trò của mình đã tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi mạnh mẽ, xóa bỏ và cải tạo vườn tạp, đưa vào trồng các loại cây ăn quả có
giá trị kinh tế cao như cây bưởi các loại được 9 ha, nhãn Hương Chi 5 ha. Trong
xây dựng nông thôn mới, ông tích cực vận động nhân dân hiến 1.200 m2 đất ở để
làm đường giao thông nông thôn. Qua đó đời sống nhân dân được cải thiện, đường
giao thông khang trang, giữ vững tình làng, nghĩa xóm.
Còn nhiều người có uy tín tiêu biểu khác như bà Bùi Thị
Chinh ở thôn Suối Con, xã Kim Bôi đã vận động, tuyên truyền nhân dân trong thôn
hiến được 1,8 ha đất sản xuất xây dựng đập chứa nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp và xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, 890 m2 đất ở làm đường giao
thông nông thôn. Vận động các hộ nghèo trong diện được hỗ trợ huy động thêm
kinh phí để mua trâu, bò sinh sản từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo
nguồn sinh kế của Chương trình 135 và các nguồn vốn khác từ chính sách dân tộc.
Ông Bùi Trọng Khuyến là người có uy tín thôn Bơ Bờ, xã Thượng Bì đã vận động,
tuyên truyền nhân dân trong thôn hiến đổi 1.000 m2 đất để xây dựng trường THCS,
hiến trên 5.000 m2 đất ở mở rộng đường giao thông nông thôn, quyên góp 33 triệu
đồng góp vốn xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, tích cực tham gia các cuộc hòa
giải ở cơ sở.
Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn chính là tấm gương điển hình phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các
cuộc vận động, nhất là tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương
trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, gắn với phát triển kinh tế
hộ tự chủ nhằm tăng thu nhập, hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Đồng
chí Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Để vai trò của
người có uy tín được phát huy, huyện đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách
cho người có uy tín, góp phần hỗ trợ,
động viên và khích lệ họ. Mặt khác, thông qua việc cấp báo, tạp chí không thu
tiền, các cuộc họp ở xã, thôn đã cung cấp kịp thời những thông tin về hình hình
KT-XH, AN-QP của địa phương, chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn
để họ truyền tải đến nhân dân.
Công tác rà soát, bình xét bổ sung những người có uy tín được
các địa phương thực hiện công khai, dân chủ, tạo được sự đồng tình cao của nhân
dân, giúp tiếng nói của người có uy tín phát huy hết hiệu quả trong tuyên
truyền, vận động. Các cấp, ngành, đặc biệt là cấp xã thực hiện tốt việc cung
cấp thông tin, tình hình, những chủ trương về phát triển KT-XH của địa phương
cho người có uy tín nắm bắt, tuyên truyền. Bên cạnh đó, địa phương còn tạo điều
kiện thực tế phù hợp với từng thành phần người có uy tín để họ tham gia đóng
góp ý kiến, đề xuất xây dựng các chương trình, dự án, chính sách, kế hoạch phát
triển KT-XH và giữ gìn an ninh trật tự nơi cư trú.
Cũng từ đây, người có uy tín trong cộng đồng thôn, xóm trên
địa bàn huyện trở thành cầu nối truyền tải chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước để phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân. Toàn
huyện có 187 người có uy tín tại 195 thôn, xóm. Năm 2017, huyện vinh dự có 1
đại diện người có uy tín là bà Bùi Thị Thiệp, thôn Chiềng, xã Vĩnh Đồng được
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen tại Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ
trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ nhất.
Hồng Duyên
Bài 1 - Quyết liệt triển khai thực hiện Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm"
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình” (Đề án 1084), năm 2017, huyện Tân Lạc chọn 2 xã Lũng Vân và Địch Giáo làm điểm. Với các bước triển khai bài bản, khoa học, 2 xã đã hoàn thành việc sáp nhập xóm, đi vào hoạt động ổn định, được nhân dân đồng tình ủng hộ, để lại bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo thực hiện sáp nhập, kiện toàn xóm trên phạm vi toàn huyện.
(HBĐT) - Nhìn cây cầu kiên cố bắc qua suối Cao Đường, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Cao Dương Nguyễn Văn Hướng nhớ lại: Trước đây, cứ mưa xuống, nước lũ lên cao, 24 hộ dân sống bên kia suối bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Trẻ con không thể đến trường, giao thương vô cùng khó khăn.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, công tác cải cách hành chính (CCHC) của huyện đã có bước chuyển biến tích cực; hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính từ huyện đến các xã, thị trấn từng bước được nâng cao, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn hiện nay.
(HBĐT) - Với 400 m2 đất trồng bí xanh, năm 2017, gia đình chị Bùi Thị Hiếu ở xóm Sáng Ngoài, xã Đú Sáng (Kim Bôi) có thêm nguồn thu hơn 10 triệu đồng. Năm 2018 giá thấp hơn nhưng vẫn duy trì nguồn thu đạt từ 7 - 8 triệu đồng. Cũng như gia đình chị Hiếu, năm nay, gia đình chị Bùi Thị Quyện ở xóm Sáng Trong có thêm nguồn thu hơn 10 triệu đồng từ 500 m2 bí xanh.
(HBĐT) - Để thực hiện tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá trong xây dựng NTM, công trình sân vận động của xã Hợp Hòa (Lương Sơn) được xem là hạng mục quan trọng cần nhanh chóng giải phóng mặt bằng để thi công. Năm 2017, công trình này được quy hoạch trên phạm vi hơn 1,2 ha thuộc xóm Đồng Ỷ, ảnh hưởng tới 19 hộ trong xóm. Để công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi, cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng tổ dân vận xóm Đồng Ỷ thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho nhân dân về lợi ích được hưởng. Ngoài ra, vận động các hộ trong xã đóng góp được 350 triệu đồng hỗ trợ các gia đình trong diện phải hiến đất, trừ những gia đình chính sách không phải đóng góp. Nhờ thực hiện tốt công tác "Dân vận khéo” nên các hộ hoàn toàn nhất trí giúp xã xây dựng song sân vận động, đưa vào sử dụng.
(HBĐT) - Từ sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ với tư duy và khát vọng đổi mới, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Lạc Thủy từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh riêng có và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Đồng thời, huyện thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, công nghiệp theo quy hoạch; phát triển nông nghiệp có lợi thế; nâng cao thu nhập người dân, tạo những nền tảng quan trọng, phấn đấu xây dựng Lạc Thủy trở thành vùng động lực kinh tế và huyện nông thôn mới trong tương lai gần.