(HBĐT) - Đảng bộ hyện Lạc Thủy có 5.245 đảng viên, sinh hoạt tại 46 tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng, gồm 15 Đảng bộ xã, thị trấn, 9 Đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và 22 chi bộ trực thuộc. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCS Đảng là nhiệm vụ quan trọng được Đảng bộ huyện Lạc Thủy triển khai có hiệu quả.
Chi bộ Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các nghị quyết, đề án của BTV Huyện ủy, UBND huyện.
Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Lạc Thủy Phạm Văn Đức cho biết: Những năm qua, Đảng bộ huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Theo đó, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT-XH các cấp từng bước được sắp xếp, kiện toàn. Mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được điều chỉnh hợp lý, chặt chẽ hơn. Vai trò quản lý, điều hành của chính quyền được phát huy. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực dự báo và tầm nhìn, năng lực cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết vào thực tiễn và lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tinh gọn, hiệu quả, nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu. Đặc biệt là nâng cao năng lực quy tụ, đoàn kết, huy động các nguồn lực trong phát triển KT-XH, kịp thời sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, đề án của cấp ủy các cấp. Các giải pháp đó có ý nghĩa hết sức quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn huyện.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lạc Thủy đã lựa chọn được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, có tính chiến lược để xây dựng, ban hành các nghị quyết, đề án, chương trình hành động và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đạt hiệu quả cao, tiêu biểu như các nghị quyết về phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới, thu hút đầu tư; đề án phát triển cây có múi, phát triển thủy sản…
Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Lạc Thủy thường xuyên quan tâm, rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, điều chỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thực hiện Nghị quyết số 18, 19 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy đã thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện; Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch MTTQ huyện; kế toán Huyện ủy đồng thời là kế toán Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và khối MTTQ, các tổ chức CT-XH huyện; xây dựng phương án Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã. Chỉ đạo UBND huyện xây dựng và thực hiện các đề án sáp nhập Trung tâm Văn hóa, thể thao và Đài TT-TH thành 1 đơn vị; chuyển Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND huyện quản lý thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; chuyển Ban quản lý di tích huyện thành đơn vị sự nghiệp tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động thường xuyên. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy, dự kiến trong năm 2019, huyện Lạc Thủy sẽ triển khai thực hiện làm điểm mô hình sáp nhập xã, thị trấn theo định hướng mở rộng đô thị sáp nhập xã Thanh Nông với thị trấn Thanh Hà. Sau làm điểm sẽ tiếp tục thực hiện mô hình sáp nhập các xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên nhỏ như sáp nhập xã Đồng Môn với xã Liên Hòa; xã Lạc Long và một số thôn của các xã Đồng Tâm, Khoan Dụ với thị trấn Chi Nê.
Với phương châm hướng về cơ sở, Huyện ủy đã phân công các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy trực tiếp dự sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc được phân công phụ trách. Qua đó vừa giám sát, vừa nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, lắng nghe, gợi mở và định hướng để kịp thời rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, hàng năm, tỷ lệ TCCS Đảng thuộc Đảng bộ huyện Lạc Thủy đạt TSVM chiếm từ 50% trở lên, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 70 - 80%. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCS Đảng ngày càng được nâng cao có ý nghĩa then chốt để đảm bảo tình hình chính trị trên địa bàn huyện luôn ổn định; kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; QP - AN, TTATXH được giữ vững.
Đức Phượng
(HBĐT) - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Kim Bôi những ngày đầu năm 2019 có khá đông người dân đến làm thủ tục hành chính. Anh Bùi Văn Hậu, xóm Đồng Chờ, xã Sào Báy cho biết: Tôi đi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Đến đây, tôi được cán bộ Bộ phận một cửa hướng dẫn các thủ tục theo đúng trình tự và hẹn ngày lấy kết quả rõ ràng. So với trước đây, bộ phận một cửa đã được xây dựng khang trang, thoáng mát, thuận tiện cho nhân dân đến giao dịch…
(HBĐT) - Những năm qua, Hội LHPN xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng NTM. Từ đó đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH trên địa bàn, đồng thời tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mỗi hội viên, xây dựng gia đình hạnh phúc.
(HBĐT) - Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: "Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã chỉ đạt 16 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập bình quân của huyện đạt 25,6 triệu đồng/năm. Nguyên nhân khiến kinh tế chậm phát triển do địa bàn cách trở, nằm xa khu vực trung tâm huyện nên việc giao thương, vận chuyển hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đợt mưa lũ diễn ra vào tháng 10/2017 gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Trong đó có 2 người chết, 40 căn nhà bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở đất, đá, 16 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm buộc phải di dời. Nhiều tuyến đường liên thôn, xóm hư hỏng; thiệt hại gần 15 ha hoa màu, hơn 22.300 m2 ao cá”.
(HBĐT) - Hợp tác xã nuôi ong Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được thành lập và đi vào hoạt động nhằm huy động nguồn lực từ các hộ nuôi ong trên địa bàn xã để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong.
(HBĐT) - Cùng với việc đảm bảo dân chủ, phát huy tính chủ động của người dân thì một trong những giải pháp quan trọng tạo được hiệu quả trong thực hiện chủ trương, kế hoạch sáp nhập xóm, tổ dân phố trên địa bàn TP Hòa Bình là chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Khuyên, Bí thư Đảng ủy xã Địch Giáo (Tân Lạc) cho biết: Mục tiêu Đảng bộ xã đề ra là đến năm 2020, thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt 45 triệu đồng/ người/năm. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2018 mới đạt 34,36 triệu đồng/người. Thực tế này đặt ra yêu cầu với Đảng bộ xã là phải tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nhân dân.