Công tác QP-AN được bảo đảm, không để xảy ra bị động, đột xuất, bất ngờ. Cải cách tư pháp được quan tâm, chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và hoạt động bổ trợ tư pháp được tăng cường. Các vụ án tham nhũng, kinh tế được các cơ quan chức năng tập trung xem xét, xử lý bảo đảm tiến độ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đạt tỷ lệ tương đối cao so với mặt bằng chung cả nước.
5 năm qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành 656 cuộc thanh tra hành chính (trong đó có 26 cuộc thanh tra đột xuất), tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Sau thanh tra đã ban hành 656 kết luận thanh tra, phát hiện sai phạm 183,5 tỷ đồng; quyết định thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 32,6 tỷ đồng; yêu cầu bổ sung thi công lại với giá trị 4,66 tỷ đồng; yêu cầu giảm trừ thanh toán 56,7 tỷ đồng; xử lý khác 98,5 tỷ đồng. Đồng thời, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm 389 tập thể và 638 cá nhân; kỷ luật 1 Chủ tịch UBND cấp xã; chuyển đổi vị trí công tác 2 cán bộ, thanh lý hợp đồng lao động 636 người, chuyển hồ sơ điều tra 3 hồ sơ…
Chiều 24/4, TAND TP Hòa Bình mở phiên tòa xét xử công khai vụ án hình sự đối với 8 bị cáo nguyên là lãnh đạo khoa, bác sỹ, điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnhvề tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, thực hiện 1.477 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra pháp hiện sai phạm 36,7 tỷ đồng, quyết định xử phạt 34,3 tỷ đồng, yêu cầu thi công bổ sung 90 triệu đồng, không thanh toán 1,3 tỷ đồng, xử lý khác 973 triệu đồng… Công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định, đã tổ chức tiếp 7.983 lượt người; tiếp nhận và xử lý 7.272 lượt đơn thư các loại, tập trung liên quan đến lĩnh vực tài chính, quản lý đất đai, ô nhiễm môi trường, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, thực hiện nội quy, quy chế của người đứng đầu cơ quan, đơn vị…
Công tác phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tăng cường. 100% vụ án đều được truy tố đúng người, đúng tội, đúng thời hạn luật định, không để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Các vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được được giải quyết nhanh chóng, đúng quy định. Từ năm 2014 đến tháng 3/2019, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý 11 vụ với 23 bị can; số tài sản do tham nhũng gây ra là 17,4 tỷ đồng, đã thu hồi 10,7 tỷ đồng, đạt 61,59%. Các cơ quan, tổ chức đã ban hành 549 văn bản thuộc thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; tổ chức 2.158 lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN cho 210.559 lượt người tham gia; tiến hành 486 cuộc kiểm tra, giám sát công tác PCTN; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của 1.303 cán bộ, công chức, viên chức nhằm PCTN; xử lý 4 trường hợp người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình quản lý…
Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 24 tại một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, liên tục. Việc phát hiện các hành vi tham nhũng, lãng phí qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp ủy, chính quyền còn hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa xử lý dứt điểm những kiến nghị của người dân, còn để tình trạng vụ việc tồn đọng, kéo dài…
Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị 24, BTV Tỉnh ủy đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh cải cách tư pháp đến năm 2020; thực hiện tốt Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư Đảng khóa XII, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác nội chính và PCTN. Lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc và những vấn đề nổi cộm, phức tạp trên địa bàn; tập trung vào những lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Kịp thời phát hiện và chỉ đạo những khâu, lĩnh vực còn yếu như công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại trong các vụ án, vụ việc tham nhũng. Ngăn chặn hiệu quả tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp và người dân.
Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm thống nhất, không chồng chéo, đúng quy định. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, lựa chọn đối tượng, lĩnh vực, địa bàn phức tạp, dễ phát sinh vi phạm, những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm để kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm. Xây dựng cơ chế kiểm tra việc trao và thực thi quyền lực của người đứng đầu thực sự hiệu quả, tránh tình trạng quyền lực quá lớn, tập trung và không được giám sát dẫn đến quan liêu, lộng quyền; việc xử lý sai phạm phải kịp thời, kiên quyết, không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, hết tuổi công tác của cán bộ. Thực hiện tốt công tác kê khai và kiểm soát tài sản, đặc biệt là tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, vai trò HĐND, MTTQ và người dân trong đấu tranh PCTN.
Lê Chung