(HBĐT) - Là huyện cửa ngõ tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Lương Sơn được đánh giá là vùng kinh tế năng động của tỉnh. Ngoài ra, huyện Lương Sơn còn là mảnh đất có bề dày lịch sử với truyền thống đoàn kết anh dũng chống giặc ngoại xâm. Truyền thống đó được phát huy mạnh mẽ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa hôm nay. Trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp trở lại Lương Sơn để được sống lại những trang sử hào hùng của mùa thu tháng 8 tròn 74 năm về trước.

Cùng những cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lương Sơn, chúng tôi may mắn được gặp cụ Đinh Công Lương, xóm Đồng Lau, xã Cao Răm, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn. Ở tuổi ngoài 80 nhưng cụ Lương vẫn còn rất minh mẫn. Sinh ra trong một gia đình có tinh thần dân tộc, tin theo cách mạng, ngay từ nhỏ, cụ Lương đã được gia đình giáo dục truyền thống cách mạng. Một trong những câu chuyện cụ thường nghe cha anh kể lại là quá trình hình thành và phong trào cách mạng tại châu Lương Sơn thời kỳ tiền khởi nghĩa đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cụ Lương kể: Năm 1945, bộ mặt cướp nước của phát xít Nhật ngày càng lộ rõ, chúng thi hành chính sách vơ vét, cướp bóc lương thực. Ở Lương Sơn có hàng trăm người chết đói, hàng nghìn gia đình phải vào rừng đào củ mài, củ chuối thay cơm hoặc tha phương cầu thực. Nhân dân Lương Sơn vô cùng căm phẫn, khắc sâu mối thù không đội trời chung với quân cướp nước. Ở Lương Sơn, các cơ sở Việt Minh đã hình thành ở Nhuận Trạch, Nật Sơn (nay thuộc huyện Kim Bôi) và đã xây dựng được cơ sở vững chắc trong quần chúng nhân dân, kể cả giới lang đạo. Các đội tự vệ cứu quốc được thành lập với trang bị giáo mác, tên nỏ, súng kíp, súng hỏa mai huấn luyện quân sự để chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa. Không khí vô cùng sôi nổi, khẩn trương. Những cuộc sục sạo, cướp phá của giặc vào địa bàn một số xã ven đường 6 đã bị chống trả quyết liệt.


Cụ Đinh Công Lương (bên trái), xóm Đồng Lau, xã Cao Răm, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn thường xuyên ghi chép lại lịch sử Đảng bộ huyện từ trước cách mạng tháng 8/1945.

Khi Nhật chính thức đầu hàng đồng minh, vận mệnh đất nước đứng trước ánh sáng bình minh sau đêm dài nô lệ, cả dân tộc với khí thế tiến công nổi dậy giành độc lập, tự do. Hòa chung khí thế chờ thời cơ, ở Lương Sơn mọi điều kiện đã sẵn sàng chờ lệnh khởi nghĩa. Ngày 18/8/1945, lệnh tổng khởi nghĩa được truyền đến tỉnh Hòa Bình và được phát động trên toàn tỉnh. Ngay ngày 19/8, tổ Việt Minh Nật Sơn đã tiến hành vũ trang tuyên truyền phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Từ đó, đoàn cứu quốc của Nật Sơn cầm cờ đỏ sao vàng dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa đi lập chính quyền ở các xã trong vùng. Cán bộ Việt Minh đi đến đâu được nhân dân hưởng ứng. Tiếp đó, cơ sở Việt Minh ở Nhuận Trạch, Mường Cời (xã Tân Vinh) và cơ sở Việt Minh ở Chương Mỹ đồng loạt lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Đúng 4h ngày 26/8/ 1945, từ làng Sầm, đoàn khởi nghĩa Nhuận Trạch, Cư Yên cùng lực lượng tự vệ vũ trang Chương Mỹ với cờ đỏ sao vàng kéo lên huyện lỵ thương thuyết với quân Nhật. Tại đây, toàn bộ quân Nhật án binh bất động, không can thiệp gì đến hoạt động của nghĩa quân. Cùng lúc đó, Việt Minh Mường Cời, Cao Răm, Mỏ, Đồng Bái trang bị vũ khí, cờ đỏ sao vàng tiến vào châu đường Lương Sơn. Như vậy, trong ngày 26/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở châu lỵ Lương Sơn diễn ra nhanh gọn và không có sự đổ máu nào.

74 năm đã trôi qua nhưng khí thế hào hùng, sôi sục của những ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở châu Lương Sơn vẫn còn được nhắc nhở, gìn giữ trong nhiều thế hệ người dân nơi đây. Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện không ngừng nỗ lực, đoàn kết xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp. Tâm sự về cuộc sống hôm nay, cụ Lương phấn khởi chia sẻ: Chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, ngày hôm nay, tôi may mắn được thấy cuộc sống với nhiều đổi thay. Nhân dân no ấm, KT-XH phát triển, vùng nông thôn cũng có nhiều khởi sắc. Đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

Thực vậy, mùa thu năm nay với Lương Sơn có nhiều đổi mới. Là địa bàn cửa ngõ của tỉnh, Lương Sơn đang từng bước chuyển mình xây dựng vùng trung tâm huyện thành đô thị loại IV, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, huyện đầu tiên phấn đấu hoàn thành về đích nông thôn mới. Đồng chí Nguyễn Danh Nghĩa, Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lương Sơn cho biết: Hiện nay, huyện có 11/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản có liên quan đến tiêu chí xây dựng nông thôn mới, huy động các nguồn lực, kịp thời bố trí vốn cho các công trình theo quy hoạch, nhất là các công trình giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Cùng với đó, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đạt hơn 35,5 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,91%. Văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, AN-QP được giữ vững.

Phương Linh


Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục