Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giúp tối ưu hóa thời gian, chi phí, đồng thời đảm bảo tính an toàn và minh bạch. Với những nỗ lực trong công tác chuyển đổi số, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hoà Bình) đang triển khai các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM) để đem lại sự tiện lợi cho khách hàng.
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng 1/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định.
Phát huy những lợi thế, tiềm năng nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh, đặc biệt là qua hoạt động xuất khẩu, năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các ngành, đơn vị liên quan đã phối hợp thực hiện nhiều giải pháp để đưa nông sản Hòa Bình đến gần hơn với những thị trường khó tính trên thế giới.
Sau mỗi dịp Tết cổ truyền, sản lượng điện thường có xu hướng tăng cao. Trước thực trạng này, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số công tơ và hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Ngày 12/2, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng tỉnh năm 2025. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch về phát triển, cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đến thời điểm này, các siêu thị, chợ truyền thống, hầu hết các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại. Theo đánh giá của ngành chức năng, nguồn cung hàng hóa cho thị trường khá dồi dào, giá bình ổn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Với quyết tâm có mùa vụ bội thu, ngay từ những ngày đầu Xuân, nông dân huyện Mai Châu đã khẩn trương ra đồng làm đất, cấy lúa chiêm và trồng cây màu vụ xuân nhằm đảm bảo khung thời vụ.
Mấy năm gần đây, vườn cam của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hiền ở xóm Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong luôn xanh tốt, sai quả và được giá. Đó là thành quả của việc trồng cam theo hướng hữu cơ.
Từ khi Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc triển khai và áp dụng luật vào thực tiễn. Với sự chỉ đạo sát sao từ các cấp lãnh đạo và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, công tác thi hành Luật Đất đai tại Hòa Bình dần đi vào nền nếp, mang lại nhiều chuyển biến tích cực.
Liên tiếp từ cuối tháng 1 đến nay xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân và tình hình sản xuất. Cấp ủy, chính quyền xã Độc Lập (TP Hòa Bình) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.
Cùng cả nước, tỉnh Hòa Bình bước vào năm 2025 với nhiều quyết tâm và động lực để phát triển bứt phá trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Những quyết sách quan trọng đã được ban hành ngay từ đầu năm nhằm củng cố nội lực, tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế.
Song song với cơ hội mở rộng xuất khẩu, các vụ việc phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng xuất khẩu cũng ngày càng nhiều hơn và tính chất phức tạp gia tăng. Thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg, ngày 01/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại” (gọi tắt là Đề án 316), tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong 5 năm triển khai.