(HBĐT) - Ngày 9/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Trong đó, điểm cải cách mới được người nộp thuế đánh giá cao là các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất thuê…

TP Hòa Bình: Trên 2, 3 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 TP Hòa Bình, tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình xây dựng NTM 2 năm 2015 – 2016 của thành phố là 2.377, 49 triệu đồng, trong đó ngân sách T.ư 805 triệu đồng, ngân sách thành phố 574, 085 triệu đồng, nguồn dân góp 998, 405 triệu đồng.

Toàn tỉnh trồng gần 7.300 ha cây màu vụ đông

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch các cây màu vụ hè – thu và tập trung trồng, chăm sóc cây màu vụ đông.

Chanh đào rớt giá, quả rụng đỏ gốc

(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.

Tăng cường kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản

(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi cho biết: Trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được các cấp Hội tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

Giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Cao Phong là đất cam. Cam có mặt trên đồng đất Cao Phong từ vài chục năm trước, từng là sản phẩm được xuất sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông âu. Qua nhiều thăng trầm, có lúc cam Cao Phong phải núp bóng sản phẩm cùng loại. Đến nay, khi chất lượng ngày càng được khẳng định, các loại cam khác lại núp bóng cam Cao Phong để dễ tiêu thụ. Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020

(HBĐT) - Ngày 3/11/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

Bế mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và hội chợ nông nghiệp- du lịch- thương mại vùng Tây Bắc năm 2016

(HBĐT) - Tối 20/11, UBND huyện Cao Phong chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT và công ty TNHH Du lịch quốc tế TCI tổ chức bế mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và

Phát huy truyền thống anh hùng, chủ động khai thác nguồn lực, tạo nền tảng phát triển KT-XH huyện Lạc Sơn nhanh, bền vững

(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, thực dân Pháp lập tỉnh Mường (sau đổi thành tỉnh Hòa Bình) gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ và phủ Lạc Sơn gồm cả phần đất huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc và là đơn vị hành chính lớn nhất của tỉnh Mường lúc bấy giờ.

Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất, tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH

(HBĐT) - Là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, năm 1993, thu nhập bình quân đầu người của huyện Lạc Sơn đạt 700.000 đồng; năm 2000 đạt hơn 2 triệu đồng. Có những giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 50%. Tuy nhiên, hiện nay, Lạc Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 20 triệu đồng, tăng hơn 12 triệu đồng so với năm 2010, đạt 133,3% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,5%. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu, vượt khó của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ huyện Lạc Sơn xác định: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, huy động tối đa các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết việc làm, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội”. Đó là những bước đột phá trong phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn những năm qua và những năm tiếp theo.

Vũ Lâm - xã đầu tiên của huyện đạt tiêu chí nông thôn mới

(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của huyện Lạc Sơn, năm 1956, xã Vũ Lâm chính thức được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, bằng mồ hôi và công sức của mình, nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm đã viết nên những trang sử vẻ vang góp phần tô thắm thêm truyền thống oanh liệt của quê hương cách mạng Mường Vang, là “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhân dân Vũ Lâm không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành xã đầu tiên của huyện, xã thứ 4 của tỉnh về đích NTM vào năm 2015.

Ấn tượng thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) suốt từ những năm tái lập tỉnh đến nay, tỉnh ta nhìn chung được đánh giá có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù kinh tế thế giới nhiều thời điểm suy thoái, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung, tỉnh ta nói riêng nhưng vượt qua những khó khăn, thách thức, tình hình thu NSNN trên địa bàn vẫn đạt được những kết quả ấn tượng.

Xây dựng huyện Kim Bôi trở thành “vùng sản xuất vụ đông” của tỉnh

(HBĐT) - Những năm gần đây, Kim Bôi luôn là huyện có diện tích sản xuất vụ đông cao nhất so với các địa phương khác, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông của toàn tỉnh. Tuy nhiên, để xây dựng nơi đây trở thành vùng sản xuất vụ đông có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, huyện Kim Bôi xác định cần vượt qua một số thách thức quan trọng - cũng chính là những thách thức chi phối hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Cơ hội bứt phá từ cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Từ việc thay đổi tư duy, nhận thức và hành động, tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cụ thể xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ thay vì quản lý, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo “cú huých” bứt phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Dạy nghề gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động

(HBĐT) - Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của tỉnh, hàng năm, Tỉnh uỷ đều giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh định hướng, phân bổ chỉ tiêu về dạy nghề và nâng cao chất lượng nhân lực cho các huyện, thành phố.

Huyện Kim Bôi mở rộng vùng rau an toàn

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều thuận lợi cho việc giao thương với các thị trường trong và ngoài tỉnh, có diện tích đất nông nghiệp lớn, có tiểu vùng khí hậu thích nghi với nhiều chủng loại rau như rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ theo các mùa trong năm.

Huyện Lạc Thuỷ: Khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói”

(HBĐT) - Có địa giới tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, ự đường Hồ Chí Minh và QL 21 chạy qua địa bàn, giao thông thủy bộ thuận tiện. Huyện Lạc Thủy cũng là nơi đan xen hài hòa giữa hai sắc thái văn hóa Việt - Mường với những lễ hội truyền thống. Cách sinh hoạt hòa quyện vào nhau tạo nên nét văn hóa độc đáo và đặc sắc như lễ hội cầu mát, lễ cầu phúc bản Mường, hội sắc bùa... Đây cũng là nơi quần tụ của những danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa với nhiều sông, suối, hồ, đập, núi non hùng vỹ. Đó là tiềm năng lớn giúp huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói” với loại hình phong phú như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thắng cảnh và du lịch tâm linh.

Huyện Yên Thủy - xóa đói, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Với 13 xã, thị trấn nhưng huyện Yên Thủy có tới 6 xã, 64 thôn, bản vùng 135; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm trên 37% và hộ cận nghèo còn 26%. Nguyên nhân chính được cấp ủy, chính quyền huyện xác định do sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp và chưa có đầu ra ổn định, thiếu vốn đầu tư SX -KD. Việc tiếp cận và áp dụng KH -KT trong sản xuất còn hạn chế. Một bộ phận dân cư còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn và tác động thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.

Agribank Hòa Bình ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai vay vốn với Hội Phụ nữ và hội Nông dân tỉnh theo Nghị định 55 của Chính phủ

(HBĐT) - Ngày 16/11, Agribank Hòa Bình cùng với Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. Tham dự Lễ kỹ thỏa thuận có đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh, lãnh đạo Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh.

Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác của Dự án JICA:
Thống nhất sẽ phối hợp xây dựng thương hiệu lợn bản địa của Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.

Triển vọng mô hình trồng măng tây tại xã Cố Nghĩa

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Huyện Lương Sơn:
Trên 151 tỷ đồng cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa xây dựng đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM huyện Lương Sơn đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển “tam nông” - hành trình hướng tới sự bền vững

(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.