(HBĐT) - Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phóng khoáng, từ cánh rừng nguyên sinh, hang động kỳ vĩ, hồ nước thơ mộng đến thác đổ, ruộng bậc thang, đèo dốc quanh co. Nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc được ví như "miền đất sử thi" cùng kho tàng sử thi, truyện thơ, huyền thoại, mái nhà sàn truyền thống, tập quán hiếu khách... Du lịch Hòa Bình đang được "đánh thức" nhờ vào những tiềm năng, lợi thế, những sắc màu đa dạng, quý giá này.

Bài 1 - Tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa




Văn hóa cộng đồng các dân tộc Hòa Bình tạo sức hút đối với du khách tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch Hòa Bình tại Hà Nội, năm 2021.


Kể từ khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đến nay, tỉnh đã nỗ lực triển khai, đồng thời có nhiều giải pháp để xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Du lịch đã, đang tích cực đồng hành để văn hóa Hòa Bình được tôn vinh, trở thành động lực phát triển.

Góp phần phát huy, bảo tồn văn hóa

Trong 4 vùng Mường rộng lớn khi xưa, Mường Bi là vùng đứng đầu tiên (Bi, Vang, Thàng, Động), được ví như cái nôi của nền văn hóa Mường Hòa Bình. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật khảo cổ có giá trị tiêu biểu đã, đang được giới khoa học nghiên cứu. Đặc biệt, kể từ năm 2008, làng Mường cổ xóm Ải, nay là xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được Bộ VH-TT&DL công nhận là 1 trong 20 làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người. Đồng thời, lựa chọn đầu tư dự án "Bảo tồn, tôn tạo làng truyền thống tiêu biểu dân tộc Mường". Đây là động thái quan trọng gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa giàu bản sắc.

 Văn hóa làng Mường cổ với những ngôi nhà sàn có kiến trúc đặc trưng, các di sản văn hóa phi vật thể như mo Mường, chiêng Mường, dân ca, dân vũ, nơi khởi nguồn các lễ hội văn hóa truyền thống tiêu biểu như lễ hội Khai hạ, lễ hội Chiêng Mường, lễ cơm mới... là nền tảng để xóm Lũy Ải hình thành và phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Từ một nơi không có nhiều người biết đến, bản Mường Lũy Ải trở thành điểm đến nổi tiếng, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ về văn hóa. Đối tượng khách đến với điểm du lịch này chủ yếu là khách quốc tế, nhóm gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, học sinh, sinh viên... Ngoài khám phá bản làng, những danh thắng thiên nhiên, du khách có dịp trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mang tính đặc thù, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán, ở nhà sàn, uống rượu cần, sinh hoạt cùng người dân, nấu ăn, làm ruộng, đánh bắt cá, trồng rau, đan lát, thưởng thức ẩm thực xứ Mường... Cho đến hiện tại, bản Mường xóm Lũy Ải đang là điểm đến thu hút nhiều du khách nhất xứ Mường Bi. Ngoài cốt lõi là bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nơi đây còn xây dựng được cảnh quan môi trường nông thôn sạch đẹp, góp phần khai thác tiềm năng DLCĐ hiệu quả, bền vững.

Ngược lên huyện vùng cao Mai Châu, du khách có dịp tìm hiểu, khám phá nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Thái, Mông. Ngoài một số bản DLCĐ của người Thái đã phát triển khá lâu như bản Lác - xã Chiềng Châu, bản Văn, bản Pom Coọng - thị trấn Mai Châu, bản Bước - xã Xăm Khòe, gần đây, một số hộ đồng bào Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã tiên phong làm DLCĐ. Anh Phàng A Páo, hộ làm DLCĐ xóm Chà Đáy, xã Pà Cò cho rằng: Để làm du lịch nhất thiết phải giữ bản sắc văn hóa. Các hộ làm DLCĐ ở bản đang phát huy điều đó, mang đến cho khách những trải nghiệm được ngủ, nghỉ trong những ngôi nhà truyền thống, thưởng thức ẩm thực dân dã, cùng tham gia các hoạt động: dệt thổ cẩm, vẽ sáp ong, hái chè, làm giấy dó thủ công, giã bánh dày, chơi những trò chơi dân gian...

Theo đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, bên cạnh lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên thì văn hóa, nhân văn chính là tài nguyên vô giá để tỉnh phát huy, khai thác phát triển du lịch. Ngược lại, du lịch góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa. Minh chứng rõ nhất là cùng với sự hình thành các bản làng DLCĐ, nhiều phong tục, tập quán đẹp của các dân tộc được phát huy, nhiều di vật cổ được lưu giữ. Ở một số vùng đồng bào dân tộc Thái, Mông (Mai Châu), Mường (Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong), Tày, Dao (Đà Bắc), người dân không chỉ mặc trang phục truyền thống vào các ngày lễ, Tết, dịp lễ hội hay các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ mà còn duy trì nét đẹp đó hàng ngày. Chỉ với chi tiết nhỏ này nhưng lại có sức hấp dẫn lớn về du lịch.       
                 

Giới thiệu, quảng bá văn hóa Hòa Bình

Vào tháng 1/2021, Ngày hội Văn hóa - Du lịch Hòa Bình, một chương trình quảng bá du lịch quy mô lớn của tỉnh đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự kiện này, vùng đất cửa ngõ Tây Bắc có bề dày lịch sử, văn hóa với nền "Văn hóa Hòa Bình" nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, tươi đẹp được quảng bá rộng khắp. Đây cũng là dịp giới thiệu không gian văn hóa, trưng bày triển lãm ảnh văn hóa - du lịch, trình diễn nghề truyền thống, các món ẩm thực xứ Mường, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trò chơi dân gian. Đặc biệt, màn trình diễn chiêng Mường của 100 nghệ nhân trên tuyến phố đi bộ Hồ Gươm đã gây ấn tượng mạnh đối với du khách trong nước, quốc tế.

Trước đó, nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá văn hóa cũng được triển khai như: Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch cấp huyện; Tuần Văn hóa, Du lịch Hòa Bình năm 2019... Nhằm xây dựng thương hiệu văn hóa, du lịch Hòa Bình, nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục, duy trì tổ chức hàng năm như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đền Bờ, lễ hội Xên Mường, lễ hội Mường Động... Bản sắc văn hóa còn được giới thiệu tới du khách qua các hoạt động kích cầu du lịch, sự kiện Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Bắc.

Mặt khác, DLCĐ phát triển cũng là hạt nhân quan trọng trong góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa đến với du khách. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 20 xóm, bản DLCĐ, nhiều nhất ở huyện Mai Châu với 7 điểm, huyện Đà Bắc 4 điểm, huyện Tân Lạc 3 điểm... Thông qua làm du lịch, du khách hiểu thêm về văn hóa vật thể, phi vật thể, nhất là phong tục tập quán, lời ăn, tiếng nói, trang phục, đời sống sinh hoạt... của người dân bản xứ. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tham gia lễ hội kích cầu du lịch được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Tiếp đó, tại sự kiện Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2021, không gian văn hóa - du lịch, sản phẩm hàng hóa đặc trưng, triển lãm ảnh đẹp và biểu diễn nghệ thuật giới thiệu sắc màu văn hóa Hòa Bình sẽ có cơ hội quảng bá. Đây cũng là năm diễn ra sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày thành lập tỉnh, trong đó có liên hoan làng DLCĐ toàn quốc tại Hòa Bình. Trong bất cứ chương trình, hoạt động du lịch nào, nền văn hóa Hòa Bình đậm đà bản sắc dân tộc cũng là điểm nhấn mang sức hấp dẫn lớn, được yêu mến và tôn vinh.


(Còn nữa)

Bùi Minh

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục