Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng (thứ nhất từ trái sang)  kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng chế biến tạo hình gạch mộc.

Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng (thứ nhất từ trái sang) kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng chế biến tạo hình gạch mộc.

(HBĐT) - Cách đây 5 năm, Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm (TPHB) gặp nhiều khó khăn khi nhận chuyển giao công nghệ lò gạch kiểu đứng hiệu suất cao. Các phương tiện máy móc cũ phục vụ SX lại không phù hợp với lò gạch kiểu đứng. Công ty nhiều tháng phải ngừng sản xuất bởi tỷ lệ gạch hư hao lớn, chiếc máy EG10 khi đó trị giá 1,2 tỷ đồng dùng không phù hợp, nếu bỏ đi, Công ty chịu khoản nợ rất lớn.

 

Trước khó khăn đó, kỹ sư trẻ Phạm Ngọc Thắng đã nghiên cứu tìm ra những khiếm khuyết của lò liên tục kiểu đứng và máy móc cũ của Công ty để cải tiến kỹ thuật. Những năm gần đây Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm đã có sản phẩm gạch chất lượng cao, đáp ứng cho những công trình xây dựng mới.

 

Một buổi chiều tháng 3/2012, tôi gặp Thắng khi anh đang cùng một số kỹ thuật viên ở phân xưởng cơ khí, chế tạo một phụ kiện mới chuyên dùng cho ngành gạch. ở tuổi 40, Thắng trẻ trung, hiền hậu. Biết Thắng không thích khoe thành tích, tôi khéo léo hỏi: Nghe tin sản phẩm gạch của Công ty mấy năm qua đạt chất lượng cao, tôi muốn tận mắt xem và tìm hiểu vì sao gạch của Công ty ra lò một năm 10 triệu viên mà vẫn không đủ phục vụ người mua? Nở nụ cười tươi tắn, Thắng mời tôi về phòng kỹ thuật trò chuyện: Tất cả vì sản phẩm, trước đây, tỷ lệ gạch hư hao nhiều, gạch ra lò bị nứt vỡ, hình méo. Các phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất lại không phù hợp đã gây khó khăn trong sản xuất gạch. Thắng cho tôi xem các hình vẽ thiết kế hệ thống kiểm soát nhiệt và tự động xuống goòng trong vận hành lò liên tục kiểu đứng VSBK do Viện khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa chuyển giao công nghệ lò gạch kiểu đứng hiệu suất cao.

 

Thắng tâm sự: Qua 4 năm liên tục cải tiến, anh đã thiết kế lắp thêm hệ thống vận thăng nâng gạch mộc lên sàn công tác, chế tạo máy trộn thay tự động, cải tiến cách xếp gạch nằm thành xếp đứng  vào lò. Đến nay, về cơ bản, công nghệ VSBK đã tương đối hoàn thiện, tiết kiệm được nhiên liệu, tỷ lệ hao vỡ dưới 6%, lò khởi động chỉ một lần trong suốt quá trình đốt, giảm ô nhiễm môi trường xung quanh, tất cả những sáng kiến cải tiến đã mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí sửa chữa lớn, chi phí nhân công từ 33 người vận hành, nay chỉ cần 27 người, tăng thêm được 3% sản phẩm loại A.

 

Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng đưa tôi đi thăm hai lò gạch liên tục kiểu đứng. Nhìn lên phía cao của lò không thấy khói bay cao như các nhà máy gạch tôi đã từng đến thăm, không khí môi trường ở Công ty thật thoáng mát. Thắng dẫn tôi đến một số phân xưởng, mọi người làm việc khẩn trương, không ồn ào. Thắng kể:?Bình thường lò kiểu đứng có hai ống khói bố trí ở hai góc miệng lò, qua thực tế vận hành thấy lửa liên tục cháy trước ở vị trí đặt ống khói (góc của lò nung) dẫn tới hiện tượng gạch chín không đều. Tôi đã cải tiến lại hệ thống kênh dẫn khói và ống khói để cho lượng không khí cấp cho lò đều hơn, gạch chín đỏ đều, mỗi năm tiết kiệm cho Công ty hàng trăm triệu đồng.

 

Công việc cuối quý bận, biết Thắng còn nhiều việc phải làm, tôi nói với Thắng để tôi tự đi ngắm cảnh quan lò gạch. Tôi bắt quen một công nhân đang phơi gạch mộc, anh tên là Nguyễn Thanh Sơn, dáng cao , tiếng nói nhẹ nhàng, anh kể về một sáng kiến cải tiến hệ thống hút chân không của máy EG10. Công ty đầu tư máy EG10 để dùng cho máy gạch tuynen, khi đưa về áp dụng cho lò gạch kiểu đứng không phù hợp, sản phẩm tỷ lệ hư hao rất cao, gạch bị nứt vỡ, không định hình, năm đầu mang về máy hoạt động kém, không hiệu quả, nếu bỏ thật lãng phí. Chính kỹ sư Ngọc Thắng đã bỏ công sức hàng tháng trời cùng thợ cơ khí tính toán hợp lý kích thước hoàn toàn mới so với nhà sản xuất, từ đó, sản phẩm ra đảm bảo yêu cầu. Từ những sáng kiến nhỏ đến những sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị cho phù hợp với lò liên tục kiểu đứng, Thắng đã mang lại niềm tin, niềm vui mới cho Công ty. Năm 2009, anh được Tỉnh Đoàn chọn đi dự Đại hội đại biểu tài năng trẻ  Việt Nam lần thứ nhất, được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8. Năm 2010, anh được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 - 2010. Tại Hội thi sáng tạo Hòa Bình lần thứ 2 năm 2011, với đề tài cải tiến kênh dẫn khói của công nghệ lò gạch kiểu đứng, kỹ sư Phạm Ngọc Thắng đã đạt giải ba.

 

Không chỉ làm lợi, làm tốt cho Công ty, từ năm 2006 - 2012, kỹ sư Phạm Ngọc Thắng đã chuyển giao công nghệ lò gạch kiểu đứng cho 30 đơn vị trong nước và nước bạn Lào. Các đơn vị được tiếp nhận và vận hành công nghệ lò gạch kiểu đứng đạt hiệu quả cao. Anh thật sự mang lại niềm tin cho Công ty, niềm tin yêu với khách hàng.

 

 

                                                                    Quốc Dũng (T.T.V)

 

Các tin khác

Những ngón tay đàn đôi lúc còn ngượng ngập, run rẩy của Thuận là “liều thuốc” để cha, con họ quên đi nỗi đau dai dẳng trong tâm hồn và thể xác.
Lực lượng Công an đang bàn phương án khống chế đối tượng Nhuận.
Người dân ngậm ngùi bán mía với giá rẻ.  ảnh chụp tại xóm Chuông, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc).

“Bảo tàng sống” về văn hóa Mường

(HBĐT) - Người Mường biết đánh chiêng có hàng vạn, nhưng người biết giữ phách cho giàn chiêng và làm được việc dậyl chiêng thì đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt là dùng tay xoa vào núm chiêng để ngân lên tiếng thì độc nhất vô nhị chỉ có ông Nguyễn Văn Thực ở xóm Chăm, phường Thái Bình (TPHB). Người vừa biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc Mường, vừa biết làm nhà táng, đồ mỹ nghệ thì cũng chỉ có già Thực. Ông như một “bảo tàng sống” về văn hóa Mường.” - Đó là nhận xét của NSƯ.T, nhà nghiên cứu VHDG Bùi Chí Thanh về người nghệ nhân đầu tiên của tỉnh vừa được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt Nam.

Lính công binh và chuyện “giải cứu” đường 6

(HBĐT) - Vụ lở núi xảy ra vào buổi sáng ngày 16/2 làm chết 2 người, gây ách tắc hoàn toàn tuyến QL 6 thuộc km 138 + 750 địa phận xã Đồng Bảng (Mai Châu) là vụ lở núi kinh hoàng nhất từ trước đến nay tôi được tận mắt chứng kiến. Nhưng với những CBCS - Bộ CHQS tỉnh tham gia làm công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (TKCHCN) nói chung và những người lính công binh nói riêng thì đây thực sự là "một trận đánh".

Báo động tình trạng lên núi “săn” đá thạch

(HBĐT) - Thời gian gần đây, nhà anh Ngần Văn Phát và chị Khà Thị Lương thỉnh thoảng xuất hiện những người khách lạ, khách ta có, khách tây cũng có. Họ đến để được chiêm ngưỡng và hỏi mua đá cảnh, những viên đá nhiều màu sắc vàng, trắng, đỏ với muôn hình vạn trạng khác nhau.

Hạnh phúc không khuyết tật

(HBĐT) - Lên 3 tuổi, ông Bùi Văn Ngởi ở xóm Khuyển, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) bị bệnh tật cướp đi đôi mắt. Mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày đến ra đồng cày, cấy đều tự ông làm bằng đôi tay của mình. Bằng đôi tay của mình, ông đã tạo dựng được cơ nghiệp và xây dựng được mái ấm gia đình luôn tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Đá Bạc - đang thắm lại niềm hy vọng từng phai

(HBĐT) - Trở lại thăm Đá Bạc - xã Liên Sơn (Lương Sơn) lần này không phải để nắm thêm thông tin về “miền đất dữ” với 26/34 người từng bị nhiễm HIV /AIDS được phát hiện vào năm 2003 bởi những thông tin đó từng làm rung động báo giới và cái tên “Đá Bạc” trở nên “nổi tiếng” không ngờ (nếu vào dịch vụ tìm kiếm trên In -tơ-nét, sẽ dễ dàng thấy được). Trở lại, để hiểu và thấu hiểu hơn tâm tư những người trong cuộc hôm nay: họ vẫn còn nhiều tâm trạng nhưng đã thực sự gột rửa được nỗi chán chường mà đã có niềm vui sống. Bên cạnh họ, cộng đồng đã mở lòng, sẻ chia.

Trên bến Hiền Lương

(HBĐT) - Tạm xa nơi thành thị náo nhiệt, chúng tôi ngược dốc lên đón xuân, vui tết nơi vùng cao Đà Bắc. Khi chúng tôi đến bến Hiền Lương, trời còn lất phất mưa. Mặt hồ sương mù dày đặc. Những đám mây trên núi nặng trịch cộng với cái rét khô khô như mảnh cật nứa cứa vào da thịt đến khó chịu. Thế mà đến 19h, trời khô ráo. Thời tiết dường như biết chiều lòng người đón giao thừa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục