Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng cô và trò nơi “ốc đảo” này vẫn hằng ngày miệt mài với con chữ.

Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng cô và trò nơi “ốc đảo” này vẫn hằng ngày miệt mài với con chữ.

(HBĐT) - Do sự chia cắt của lòng hồ Sông Đà, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) được người dân nơi đây ví von như một “ốc đảo”. Địa lý cách trở, đời sống của bà con gặp vô vàn khó khăn, đây là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất của tỉnh. Ở bản nghèo này, bao năm qua vẫn có những cô giáo giàu nhiệt huyết, yêu trò như con, lặng thầm gieo chữ, bất kể ngày nắng hay mưa...

 

Khó như gieo chữ ở bản nghèo

Chiếc đài nhỏ trông như một món đồ cổ được đặt trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ đang phát chương trình dự báo thời tiết với âm thanh rè rè. Cạnh đó, 3 chiếc giường ngủ tuềnh toàng được chắp vá kê sát lại gần nhau; bên góc phòng là vài chiếc nồi nhôm đáy nhem nhuốc bồ hóng; tường nhà, trần nhà cũng đã loang lổ những vết thời gian. Đó là không gian sống của 3 cô giáo: Bùi Thị Thình, Bùi Thị Ninh và cô Đoàn Thị Thu Hằng dạy ở chi Ngòi, Trường Tiểu học xã Ngòi Hoa.

Là những người có thâm niên gieo chữ ở những nơi xa xôi, cách trở, thế nhưng, khi về công tác tại chi Ngòi các cô đều mất một khoảng thời gian để thích nghi với cuộc sống của bà con nơi đây. Những ngày đầu lênh đênh trên sông nước, ai nấy đều toát mồ hôi hột, nhất là những hôm mưa to, sóng lớn. Cô Đoàn Thị Thu Hằng đã có 8 năm gắn bó với trường vẫn nhớ như in một lần đi thuyền nín thở qua sông  Đà về chi Ngòi. Cô kể: “Hôm đó, mưa bão nên thuyền chao đảo, sóng đánh ướt sũng, vừa đi vừa tát nước; trên thuyền có 12 người và 1 chiếc xe máy, tôi sợ đến không dám thở. Khoảng 30 phút trên sông, khi thuyền cập bến chúng tôi mới biết mình còn sống”.

Do vị trí nằm biệt lập, người dân nơi đây tỏ ra rụt rè, ngại tiếp xúc với các cô giáo. Theo lời kể của cô Bùi Thị Ninh, nhiều lần các cô muốn gặp phụ huynh để trao đổi về việc học tập của các em học sinh cũng rất khó khăn. Ngoài thời gian học ở trường, khi về nhà dân hầu như các em không được bố mẹ kèm cặp, đó là chưa kể tư tưởng “học cái chữ không no cái bụng đâu” vẫn còn tồn tại.

Là một chi trường với 29 học sinh, sự học ở nơi đây cũng có những đặc thù. Đó là chuyện một cô phải dạy cùng lúc hai lớp trong một phòng học, như: cô Thình dạy lớp 1 và lớp 2, cô Hằng dạy lớp 4 và lớp 5 vì có lớp chỉ có vỏn vẹn 4 học sinh. “Phải dạy 2 khối lớp thì việc soạn giáo án cho mỗi buổi lên lớp sẽ vất vả hơn, việc kèm cặp các con cũng khó khăn hơn nhưng nhìn các con chăm chỉ học tập, nhiều hôm nhịn đói đến trường mà chúng tôi càng quyết tâm hơn”, cô Thình tâm sự. Ở “ốc đảo” này không có quán xá nên đầu tuần các cô phải mua nhiều đồ ăn lên tích trữ: đầu tuần ăn rau, giữa tuần ăn củ và cuối tuần ăn khô. Khó khăn,nỗi  nhớ nhà và cả những thiệt thòi nhưng các cô vẫn miệt mài bên những trang giáo án với mong ước cháy bỏng đem cái chữ về bản cho các em...

Nơi “phượng vĩ” nở bốn mùa...

Những năm gắn bó với mảnh đất nghèo khó này, đã không ít lần các cô phải ứa nước mắt vì chứng kiến những đứa trẻ bàn chân chân tím tái vì lạnh cuốc bộ đến trường, có những em cả năm học chỉ có duy nhất một bộ quần áo. Đa số các em đều không được ăn sáng nên đến lớp uể oải, nằm ra bàn. Cô Ninh rưng rưng xúc động kể về câu chuyện của em Bùi Văn Châu, lớp 1 ăn quả bàng vì đói. Hôm đó, khoảng 8 giờ 30, Châu xin phép cô giáo ra ngoài, trèo hái quả bàng trước cổng  và ăn ngấu nghiến. Hỏi mãi em mới trả lời là nhịn đói từ tối hôm trước đến giờ vì không có ai ở nhà nấu cơm. Các cô bảo sang phòng để lấy cơm cho ăn nhưng em không chịu, cả cô và trò ôm nhau khóc. Cả buổi chiều trăn trở, các cô bàn nhau góp mỗi người vài chục nghìn để đong gạo gửi cho em, đồng thời đề xuất lên Ban giám hiệu nhà trường để xin giúp đỡ. Được biết, bố mẹ em Châu đã chia tay, em ở với bố, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng em luôn ngoan ngoãn, đến lớp đầy đủ.

Vào mùa đông, chứng kiến các em ăn mặc phong phanh đến trường, mỗi khi có dịp về nhà, các cô kêu gọi mọi người quyên góp quần áo cũ để mang lên cho các em. Có những em không có sách vở, các cô cũng bỏ tiền ra mua sắm cho. Ngoài thời gian học buổi sáng, vào các buổi chiều, các cô gọi các em đến để kèm cặp thêm. Nhờ đó, nhiều em đã dần cải thiện được lực học và bắt kịp với chương trình. Ông Bùi Văn Nga, Trưởng xóm Ngòi cho biết: “Mặc dù điều kiện vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn nhưng các cô luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ cho các cháu”.

Nói về câu chuyện gieo chữ ở chi Ngòi, cô Bùi Thị Hiển, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngòi Hoa nhấn mạnh, chỉ có sự đoàn kết và luôn hết lòng vì học sinh mới giúp các cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. “Tôi chỉ ước các chi có nhà vệ sinh sạch sẽ, chi Ngòi có một chiếc ti vi để các cô theo dõi tin tức, giải trí sau những giờ lên lớp mệt mỏi”, cô Hiển bày tỏ. Một vấn đề nữa mà cô Hiển rất trăn trở và gửi gắm với người viết, đó là: “Mong các cấp quan tâm sớm giải quyết về chế độ chuyển vùng cho giáo viên theo nghị định 19 của Chính phủ để khích lệ, tạo đông lực thúc đẩy các thầy, cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”.

Rời xóm Ngòi khi mặt trời đã khuất dần sau núi, chúng tôi ấn tượng mãi với hình ảnh cô và trò say sưa với con chữ dưới tán cây phượng vĩ. Và chợt nhớ đến câu hát: “Trái tim em đỏ nhiệt tình như hoa phượng vĩ” trong ca khúc “Bài ca người giáo viên nhân dân” do nhạc sỹ Hoàng Vân sáng tác. Với chúng tôi, ở nơi “ốc đảo” này, “phượng vĩ” nở suốt bốn mùa./.

 

                               Viết Đào    

 

Các tin khác

Ngày 4/11, điểm khai thác than trái phép này bị lập biên bản đình chỉ hoạt động, nhưng ngày sau đó vẫn hoạt động bình thường (ảnh chụp ngày 11/11/2015).
Anh Quách Văn Thần, trưởng ban tự quản xóm Rộc (bên trái) trao đổi với thành viên ban tự quản về công tác bảo vệ rừng.
Dù góp tiền với các hộ khác mua đường ống tự dẫn nước về nhà nhưng nước chảy rất nhỏ giọt, không đủ cho sinh hoạt. (Ảnh chụp tại gia đình bà Nguyễn Thị Sơn, xóm Máy 2, xã Hòa Bình, TP Hòa Bình).
Những thửa ruộng bậc thang xanh ngút tầm mắt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển du lịch nơi miền sơn cước này.

Người dân ngăn cản hoạt động của xí nghiệp Trung Dũng, vì sao?

(HBĐT) - Do phản ứng của người dân về quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, khói bụi, nổ mìn khai thác đá gây ảnh hưởng đến nhà cửa, cũng như sản xuất, đời sống, từ 5/6/2015 đến nay, xí nghiệp Trung Dũng, doanh nghiệp chuyên khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đã phải tạm ngừng sản xuất.

Cuộc sống mới trên thảo nguyên xanh

(HBĐT) - Bài 2: Đánh thức tiềm năng du lịch Vân Hồ

Trong Quy hoạch khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Mộc Châu được xác định đóng vai trò đón luồng khách từ phía Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Trung Quốc) và các luồng khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu Lóng Sập (Lào, Thái Lan, Myanmar), huyện Vân Hồ (Sơn La) cũng không kém phần quan trọng, là trung tâm du lịch dịch vụ phía đông, đón các luồng khách từ Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và khách quốc tế đến Việt Nam qua sân bay Nội Bài. Đặc biệt, với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, rừng Pa Cốp, hang mộ Tạng Mè, hồ sông Đà..., Vân Hồ hứa hẹn là khu du lịch khám phá, trải nghiệm hấp dẫn với những nét độc đáo riêng.

Cuộc sống mới trên thảo nguyên xanh

(HBĐT) - Từ thành phố Hòa Bình, vượt qua chặng đường khoảng 120 km, chúng tôi có mặt tại thảo nguyên xanh Mộc Châu. Mọi mệt mỏi trên hành trình tan biến thật nhanh khi mở ra trước mắt chúng tôi những vườn su su trĩu quả, tít tắp đồi chè búp non mơn mởn. Rộn ràng thêm bức tranh trù phú ấy là hàng loạt máy móc nông nghiệp hiện đại như máy cắt cây, máy cày... Được bà con nông dân nơi đây tích cực ứng dụng vào sản xuất. Đi sâu vào lòng thảo nguyên, chúng tôi càng thêm ngỡ ngàng bởi nhiều khách sạn, nhà hàng, nhà riêng mới được xây dựng khang trang; hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ diễn ra sôi động... Mộc Châu đã nỗ lực trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La, một điểm đến đặc biệt hấp dẫn của du khách trên cung đường khám phá Tây Bắc.

Từ cơ duyên với người Nga ở sông Đà

Sau 10 năm, lần đầu đặt chân lên đất nước Nga rộng lớn và tươi đẹp - xứ sở của cây bạch dương, tôi trở lại thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ buổi Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc diễn văn tại lễ khánh thành nhà máy ngày 20/12/1994 đến nay đã qua 21 mùa thu vàng nước Nga. Ngày ấy, với cương vị Giám đốc Nhà máy giấy Hòa Bình (Bộ Công nghiệp nhẹ), tôi cùng ông Đặng Vũ Chư (Bộ trưởng) được dự lễ khánh thành nhà máy. Cơ duyên cho tôi có dịp đến với xứ sở bạch dương phải chăng được bắt nguồn từ việc dấn thân cho công việc được giao nói riêng và cho sự phát triển đất nước nói chung của những người con từ hai dân tộc?

Rủi ro “nghề” hái cau

(HBĐT) - Không phương tiện bảo hộ, chỉ với đôi tay trần, họ leo lên những thân câu cao vút để mong sao kiếm được vài chục, vài trăm nghìn tiền lãi, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập...

Cao Sơn chặn “sóng” tảo hôn

(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Sin, phó Bí Thư TT Đảng ủy xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Xã Cao Sơn có 9 xóm, 4.246 nhân khẩu với hai dân tộc chính là Mường (chiếm 65%) và Dao. Những năm 2004 trở về trước, xã Cao Sơn là một trong những “điểm nóng” của huyện Đà Bắc về vấn nạn tảo hôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục