Những dây điện chồng chéo tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chập, cháy điện ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn).

Những dây điện chồng chéo tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chập, cháy điện ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Đã nhiều năm nay, người dân ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) phải sang xã Phú Lương “cõng” điện về làng. Thế nhưng, do đường dây xa, lại có quá nhiều hộ chung nhau nên ánh điện chỉ lập lè như đom đóm. Đặc biệt, ở xóm nghèo này vẫn còn những hộ bao đời nay chỉ leo lét bên ánh đèn dầu...

 

Xóm Khoang cách trung tâm UBND xã Phúc Tuy chừng 4 km, địa hình chủ yếu là đồi nên giao thông đi lại khá trắc trở, đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Xóm có 72 hộ, 346 nhân khẩu, 99% là bà con dân tộc Mường, nhiều hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến xóm nghèo này là hình ảnh những cột tre, gỗ chạy xiêu vẹo “cõng” điện về làng và những đường dây chi chít mẩu nối để san sẻ điện. Không náo nhiệt, rộn rã âm thanh của loa đài, ti vi, bao năm nay, xóm Khoang vẫn tĩnh lặng như vậy...

Khoảng 8 giờ 30 phút, chúng tôi vào đến nhà Bí thư Chi bộ Bùi Văn Ẻn và như ông giới thiệu thì đây là khoảng thời gian điện mạnh nhất để có thể bật các thiết bị điện như máy quạt và tivi vì mọi người đều ra đồng đi làm. Ở khoảng thời gian lý tưởng đó dù đã bật số cao nhất nhưng chiếc quạt của gia đình ông Ẻn cũng chỉ quay chậm rãi; còn chiếc ti vi thì “nghe tiếng, không thấy hình” vì phải giảm độ sáng xuống thấp nhất thì mới hoạt động được. Ông Ẻn cho biết: “Vì điện quá yếu nên chúng tôi phải mua nhiều đèn tích điện để buổi tối bật lên ăn cơm và cho các cháu học bài. Còn ti vi, máy quạt mua cũng chỉ để có thôi chứ buổi tối điện như đom đóm đến thắp sáng còn khó, nói gì sử dụng đồ điện”. 

Điện yếu nên không có hộ nào trong xóm đầu tư mua máy xay xát, các hộ muốn xát gạo hay nghiền thức ăn chăn nuôi đều phải ra tận trung tâm xã; ánh điện lập lè gây ảnh hưởng rất nhiều đến thị giác và việc học tập của các em học sinh nơi đây. Dẫu chỉ là “ánh điện đom đóm” nhưng để có ánh sáng đom đóm đó gia đình ông Ẻn và 32 hộ khác đã phải góp số tiền không nhỏ để kéo đường dây khoảng 2,2km từ xóm Trẳm, xã Phú Lương về. Hàng tháng, mỗi hộ phải trả khoảng 100 nghìn đồng tiền điện và hằng năm đều phải đi bảo trì lại đường dây, thay cột nhất là trong thời kỳ mưa bão kéo dài. Nguy cơ xảy ra tai nạn điện cũng là nỗi lo của người dân nơi đây. Hiện, ngoài đường dây của nhóm ông Ẻn, xóm Khoang còn có một đường dây tương tự.

  

Bao năm nay gia đình chị Bùi Thị Tản, khu Rung Hồ - khu tận cùng của xóm Khoang chỉ biết đến ánh đèn dầu.

Thế nhưng, nếu so với gia đình chị Bùi Thị Tản và 4 hộ dân sống ở khu đồi Rung Hồ, khu tận cùng của xóm thì hộ ông Ẻn còn may mắn hơn bởi, các hộ này chưa một lần được ăn cơm dưới ánh điện lưới quốc gia. Con đường mòn trắc trở dẫn vào ngôi nhà sàn tuềnh toàng của chị gia đình chị Tản. Trong căn nhà ấy không có lấy một đồ dùng giá trị, tài sản mà chị “khoe” với chúng tôi chỉ có chiếc đèn dầu và 3 chiếc đèn pin tích điện. Kinh tế khó khăn nên quanh năm hai vợ chồng phải đi làm thuê để nuôi 3 con ăn học. Đó cũng là tình cảnh của gia đình ông Bùi Văn Dư và bà Quách Thị Hường.

Hộ ông Bùi Văn Hiến và Bùi Văn Chục tuy có khá hơn vì 4 năm trước đã mua tua bin về tận dụng nguồn nước ở khe suối làm máy phát điện. Thế nhưng, điện cũng chỉ đủ thắp sáng vào mùa mưa, còn lại trong 4 tháng mùa khô họ lại trở về cảnh đèn dầu. Bà Quách Thị Hiệu, vợ ông Hiến chia sẻ: “Nói là có điện nhưng khi sáng, khi lại lờ mờ, khổ nhất là lũ nhỏ học bài, chỉ lo ảnh hưởng đến mắt chúng nó thôi. Nhiều hôm đi làm về đã 8 giờ tối, chỉ ước có điện lưới để mua nồi cơm điện cắm cho nhanh, chứ đun củi lâu lắm”. Đó cũng là niềm mong ước của những người dân xóm nghèo này.

Đồng chí Bùi Việt Chinh, Chủ tịch UBND xã Phúc Tuy cho biết: Tình trạng không có điện đảm bảo cho sinh hoạt cuộc sống là nỗi trăn trở của địa phương trong nhiều năm qua. Sau nhiều lần kiến nghị, được sự quan tâm của các cấp, vừa rồi có 3 xóm, gồm: Cọ, Bạ và Chiềng đã có điện đến tận các hộ trong xóm. Tuy nhiên, nguồn kinh phí có hạn nên xóm Khoang chưa nằm trong diện được hưởng lợi. Rất mong các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư để người dân xóm Khoang sớm được hưởng ánh điện lưới quốc gia và từng bước cải thiện đời sống.       

                 

 

                                                                                   Viết Đào

 

Các tin khác

Lực lượng CHCN mang cây chống, vậtt tư vào hầm để kè, chống sạt lở đường hầm, đảm bảo cho hoạt động CHCN.
Các lực lượng vẫn đang khẩn trương triển khai công tác CHCN một cách tích cực với tinh thần, quyết tâm cao nhất để đưa các nạn nhân còn lại ra khỏi vị trí bị nạn.
Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng cô và trò nơi “ốc đảo” này vẫn hằng ngày miệt mài với con chữ.
Ngày 4/11, điểm khai thác than trái phép này bị lập biên bản đình chỉ hoạt động, nhưng ngày sau đó vẫn hoạt động bình thường (ảnh chụp ngày 11/11/2015).

Ngọc Sơn: Điển hình thay đổi “cách sống” với rừng

(HBĐT) - Là một trong 7 xã có rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn với hơn 2000ha, Ngọc Sơn trước kia là một điểm nóng về khai thác gỗ trái phép của tỉnh. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Sự tham gia của các tổ chức địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng” kết hợp với công tác tuyên truyền, nơi đây đang chuyển mình rõ rệt trong quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là từ người dân.

Xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình) trăn trở chuyện điện, nước sạch

(HBĐT) - Gần 20 năm qua, 19 hộ dân ở xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) khát nước sạch, mặc dù năm 2005, công trình nước sạch thuộc dự án 747 được xây dựng ở xóm và các hộ khác đã được hưởng lợi suốt từ đó đến giờ. Cùng với đó, tuy đã có điện từ lâu nhưng nhiều hộ vẫn phải dùng cột tre đi kéo điện cách xa hằng trăm mét cũng là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.

Trăn trở cùng Miền Đồi...

(HBĐT) - Chúng tôi, những người lần đầu tiên được đặt chân đến Miền Đồi (Lạc Sơn) không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền sơn cước này. Những ai đã từng được chiêm ngưỡng qua phim ảnh hay tận mắt chứng kiến và hòa mình vào xứ sở ruộng bậc thang như Hoàng Su Phì (Hà Giang) hay Mù Căng Chải (Yên Bái) hẳn cũng sẽ thốt lên những mỹ từ dành cho cảnh sắc nơi đây. Được chiêm ngưỡng cảnh sắc và tìm hiểu về đời sống của bà con, với chúng tôi, Miền Đồi như một mảnh đất đầy tiềm năng nhưng chưa thể bứt phá vì còn nhiều “nút thắt”...

Người dân ngăn cản hoạt động của xí nghiệp Trung Dũng, vì sao?

(HBĐT) - Do phản ứng của người dân về quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, khói bụi, nổ mìn khai thác đá gây ảnh hưởng đến nhà cửa, cũng như sản xuất, đời sống, từ 5/6/2015 đến nay, xí nghiệp Trung Dũng, doanh nghiệp chuyên khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đã phải tạm ngừng sản xuất.

Cuộc sống mới trên thảo nguyên xanh

(HBĐT) - Bài 2: Đánh thức tiềm năng du lịch Vân Hồ

Trong Quy hoạch khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Mộc Châu được xác định đóng vai trò đón luồng khách từ phía Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Trung Quốc) và các luồng khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu Lóng Sập (Lào, Thái Lan, Myanmar), huyện Vân Hồ (Sơn La) cũng không kém phần quan trọng, là trung tâm du lịch dịch vụ phía đông, đón các luồng khách từ Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và khách quốc tế đến Việt Nam qua sân bay Nội Bài. Đặc biệt, với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, rừng Pa Cốp, hang mộ Tạng Mè, hồ sông Đà..., Vân Hồ hứa hẹn là khu du lịch khám phá, trải nghiệm hấp dẫn với những nét độc đáo riêng.

Cuộc sống mới trên thảo nguyên xanh

(HBĐT) - Từ thành phố Hòa Bình, vượt qua chặng đường khoảng 120 km, chúng tôi có mặt tại thảo nguyên xanh Mộc Châu. Mọi mệt mỏi trên hành trình tan biến thật nhanh khi mở ra trước mắt chúng tôi những vườn su su trĩu quả, tít tắp đồi chè búp non mơn mởn. Rộn ràng thêm bức tranh trù phú ấy là hàng loạt máy móc nông nghiệp hiện đại như máy cắt cây, máy cày... Được bà con nông dân nơi đây tích cực ứng dụng vào sản xuất. Đi sâu vào lòng thảo nguyên, chúng tôi càng thêm ngỡ ngàng bởi nhiều khách sạn, nhà hàng, nhà riêng mới được xây dựng khang trang; hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ diễn ra sôi động... Mộc Châu đã nỗ lực trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La, một điểm đến đặc biệt hấp dẫn của du khách trên cung đường khám phá Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục