(HBĐT) - Hà chạy như lao xuống bến sông. Cô vừa chạy, vừa phải kìm mình lại để không bị ngã. Dưới bến sông, một phụ nữ vừa bước lên chuyến thuyền khách cuối ngày. Thuyền rời bến khuất bản sau mảng rừng vừa hoe nắng mà bóng tối đã ập xuống.
Chị về xuôi mang theo cả miền quê có con sông đỏ lựng phù sa, có mái đình cổ kính và bao kỷ niệm về một thời chăn trâu, bắt ốc, cả vị bánh tẻ cầu LIêu chấm nước mắm cà cuống đã thức dậy trong cô. Trước mắt Hà là quãng dường dài về trường. Trời đã tắt năng, Hà cố leo ngược dốc, chân đã không bén đất vẫn không kịp ông mặt trời xuống núi. Dóng tối đã tràn về cùng những tiếng chim, thú và xa kia những ánh lửa chập chờn cứ tiến lại gần hơn. Hà sợ, nhắm nghiền mắt lại. Chợt bên tai cô vang lên tiếng reo hò và những bước chân học trò nhẹ nhưu chân sóc chuyền cành.
- Cô giáo kia rồi và hình như cô bị ngã. Tiếng bé Soan hét lên:
Hà cố mở mắt, thì ra là mấy trò nhỏ thấy cô xuống bến chưa về đã rủ nhau đi đón cô. Những lá thư viết về cho thầy u. Hà cứ băn khoăn mãi, không biết nói sao cho thầy u hiểu về mảnh đất này đã có nheieù gắn bó với cô, từ những trò nhỏ lam lũ, chưa nói thạo tiếng phổ thông nhưng thân thiết, đáng yêu biết mấy... và những người dân cần cù, chân chất. Lần này, chị Thư lên để đón Hà về theo ý của thầy u. Hai chị em ngồi cùng nhìn ngọn lửa liếm vét cả đêm dài mà Hà chưa thể nói rõ được với chị. “Em gầy đi nhiều đấy. Nay về, chị biết kể với thầy u như thế nào? Chị không thể nói dối thầy u mãi về điều kiện của em trên này mà nhìn thầy u cứ vò xõ ngóng đợi em. Nhà chị có hai chị em, mẹ thương nói. Thà em cứ về nhà, có ăn đói, thiếu mặc thì mẹ vẫn vui”.
- Em sẽ về nhưng không phải bây giờ, chị hiểu cho! Em còn cả lớp trò nhỏ, phải có người lên, em mới về được. Thực lòng, nắng núi, hương rừng và con người nơi đây đã gắn bó thân thiết với em, khiến em không thể rời xa được.
- Thế ra, bọn trẻ của em hơn cả thầy u, chúng đã giữ được cô giáo của chúng?
Hà bật dậy từ khi tiếng con gà rừng le te gáy, cả lũ trẻ nhỏ của cô đã ríu rít lội qua con suối nhỏ bằng đôi chân trần tím tái để đến trường. Ngôi trường nhỏ tọa trên một khoảng trống giữa hai bản Tày và Dao, được bao quanh bằng một rừng cây mỡ. Lượn vòng phía dưới là con suối Lài trong vắt, trông rõ cả những viên cuội tròn như bi ve. Nhưng trong mắt thầy tu và chị Thư thì chẳng đẹp chút nào, khi các cụ chỉ thấy bạt ngàn của gió lạnh, heo hút của núi rừng nơi cửa ngõ miền Tây Bắc này đã giữ chân đứa con gái út của họ. Hà có tỏ ra cứng rắn nhưng nỗi nhớ nhà vẫn cứ tìm về. Khi ăn bát canh chua lá lồm, cô lại nhứo đến vị chua me của u nấu, ngắm vạt rừng nguyên sinh cô lại nhớ về nơi phố thị, trong ngạt ngào hoa dẻ cô lại nhớ hương ngọc lan nơi quê nhà... Hà cũng chưa thể nói được với chị rằng, ở đây, cô còn chờ đợi một người... Chiều nay, chị đứng trên mũi thuyền hết nhìn sông nước lại quay nhìn em mà nước mắt cứ trào ra. Lần đầu chị đưa Hà lên nhận công tác, cảnh trường ngày ấy, những bữa ăn đạm bạc rồi thiếu cả gạo, rau. Đêm đến Hàỉ lại thức cùng tiếng khóc. Sau đó, mấy trò nhỏ đến ngủ cùng cô giáo . Hà vẫn tự hỏi không biết sức mạnh nào đã giúp cho mái trường nhỏ của cô ngày thêm đông vui, cô và những trò nhỏ cùng sống bán trú bên trường, được dân nuôi gạo, cô, trò cùng nuôi.
Chị về xuôi mang theo cả miền quê có con sông đỏ lựng phù sa, có mái đình cổ kính và bao kỷ niệm về một thời chăn trâu, bắt ốc, cả vị bánh tẻ cầu LIêu chấm nước mắm cà cuống đã thức dậy trong cô. Trước mắt Hà là quãng dường dài về trường. Trời đã tắt năng, Hà cố leo ngược dốc, chân đã không bén đất vẫn không kịp ông mặt trời xuống núi. Dóng tối đã tràn về cùng những tiếng chim, thú và xa kia những ánh lửa chập chờn cứ tiến lại gần hơn. Hà sợ, nhắm nghiền mắt lại. Chợt bên tai cô vang lên tiếng reo hò và những bước chân học trò nhẹ nhưu chân sóc chuyền cành.
- Cô giáo kia rồi và hình như cô bị ngã. Tiếng bé Soan hét lên:
Hà cố mở mắt, thì ra là mấy trò nhỏ thấy cô xuống bến chưa về đã rủ nhau đi đón cô. Những lá thư viết về cho thầy u. Hà cứ băn khoăn mãi, không biết nói sao cho thầy u hiểu về mảnh đất này đã có nheieù gắn bó với cô, từ những trò nhỏ lam lũ, chưa nói thạo tiếng phổ thông nhưng thân thiết, đáng yêu biết mấy... và những người dân cần cù, chân chất. Lần này, chị Thư lên để đón Hà về theo ý của thầy u. Hai chị em ngồi cùng nhìn ngọn lửa liếm vét cả đêm dài mà Hà chưa thể nói rõ được với chị. “Em gầy đi nhiều đấy. Nay về, chị biết kể với thầy u như thế nào? Chị không thể nói dối thầy u mãi về điều kiện của em trên này mà nhìn thầy u cứ vò xõ ngóng đợi em. Nhà chị có hai chị em, mẹ thương nói. Thà em cứ về nhà, có ăn đói, thiếu mặc thì mẹ vẫn vui”.
- Em sẽ về nhưng không phải bây giờ, chị hiểu cho! Em còn cả lớp trò nhỏ, phải có người lên, em mới về được. Thực lòng, nắng núi, hương rừng và con người nơi đây đã gắn bó thân thiết với em, khiến em không thể rời xa được.
- Thế ra, bọn trẻ của em hơn cả thầy u, chúng đã giữ được cô giáo của chúng?
Hà bật dậy từ khi tiếng con gà rừng le te gáy, cả lũ trẻ nhỏ của cô đã ríu rít lội qua con suối nhỏ bằng đôi chân trần tím tái để đến trường. Ngôi trường nhỏ tọa trên một khoảng trống giữa hai bản Tày và Dao, được bao quanh bằng một rừng cây mỡ. Lượn vòng phía dưới là con suối Lài trong vắt, trông rõ cả những viên cuội tròn như bi ve. Nhưng trong mắt thầy tu và chị Thư thì chẳng đẹp chút nào, khi các cụ chỉ thấy bạt ngàn của gió lạnh, heo hút của núi rừng nơi cửa ngõ miền Tây Bắc này đã giữ chân đứa con gái út của họ. Hà có tỏ ra cứng rắn nhưng nỗi nhớ nhà vẫn cứ tìm về. Khi ăn bát canh chua lá lồm, cô lại nhứo đến vị chua me của u nấu, ngắm vạt rừng nguyên sinh cô lại nhớ về nơi phố thị, trong ngạt ngào hoa dẻ cô lại nhớ hương ngọc lan nơi quê nhà... Hà cũng chưa thể nói được với chị rằng, ở đây, cô còn chờ đợi một người... Chiều nay, chị đứng trên mũi thuyền hết nhìn sông nước lại quay nhìn em mà nước mắt cứ trào ra. Lần đầu chị đưa Hà lên nhận công tác, cảnh trường ngày ấy, những bữa ăn đạm bạc rồi thiếu cả gạo, rau. Đêm đến Hàỉ lại thức cùng tiếng khóc. Sau đó, mấy trò nhỏ đến ngủ cùng cô giáo . Hà vẫn tự hỏi không biết sức mạnh nào đã giúp cho mái trường nhỏ của cô ngày thêm đông vui, cô và những trò nhỏ cùng sống bán trú bên trường, được dân nuôi gạo, cô, trò cùng nuôi g
- Cô giáo tỉnh rồi à? Cô làm tôi sợ quá!
Nhìn gương mặt và quần áo, Hà biết anh là cán bộ kiểm lâm, cô rụt rè:
- Cảm ơn anh quá!
- Tôi là Thuận, chắc cô là cô giáo mới đến vùng này?
- Vâng, tôi là Thu Hà.
- Cô lên dạy trên này lâu chưa? Chắc là nhớ nhà lắm? Tôi ở bên Trạm bảo tồn.
- Vâng.
Cả hai cùng im lặng. Họ cùng nhìn dòng nước trong vắt, trông rõ cả những con cá báo nô giỡn, lượn lờ. Con suối Lài lượn vòng ôm trọn cả một miền quê trù phú.
- Chúng tôi đang triển khai cùng dân trồng luồng. Chỉ mấy năm sau, rừng sẽ cho nguồn thu đáng kể và độ che phủ rừng sẽ mãi xanh hơn. Thuận nhìn Hà, anh cởi chiếc áo khoác choàng lên vai cho cô rồi nói nhỏ:
- Cô giáo đừng về xuôi nhé, ở đây còn có nhiều người cần cô lắm đấy.
Lời anh hay hơi ấm từ tấm áo đã ủ ấm cho Hà, nỗi nhớ nhà trong cô như cũng vơi đi. Còn lũ học trò thì vui ra mặt vì chúng thấy cô giáo cười nhiều hơn, vui hơn. Hà cùng mấy chị em hăng hái tham gia các hoạt động cùng địa phương, trường tổ chức kết nghĩa cùng Trạm bảo tồn và được các anh kiểm lâm giúp đỡ xây dựng phong trào, tập văn nghệ nhan ngày Nhà giáo Việt Nam. Chỉ vậy thôi mà cũng đã có những ngày cô hẹn hò đã nên duyên. Chiều nay, Hà nhận được thư nhà. Thầy đã gặp Thuận trong dịp anh ghé thăm nhà, chàng kỹ sư lâm nghiệp người dân tộc Tày đã kể cho ông nghe nhiều chuyện về cô con gái yêu của thây "Cô giáo vẫnk hoẻ, ngày ngày vui bên lũ trò nhỏ, bên mái trường vùng cao. Cô còn tham gia trồng cây trên đại ngàn cùng bà con dân bản…". Nghe chuyện, thầy đã phần nào yên tâm về đứa con gái bé bỏng nhưng đã quyết chí lên rừng "trồng người". Đọc thư ông, Hà cười một mình, đôi má cô cứ bừng đỏ khi thấy ông tỏ ýe vun vén cho Hà với chàng kiểm lâm trẻ. Mải đọc thư, Hà đâu biết Thuận đã ghé sát bên vai cô từ khi nào.
- Em cứ ở đây dạy trẻ và cùng anh chăm sóc rừng. Bố đã hẹn, dịp sau anh về đón, bố sẽ lên thăm em. Em đã thấy, trục đường 433 nay đã rai nhựa xong, đau còn cảnh cuốc bộ vượt đèo, dốc như xưa.
Hà không đáp. Cô ngồi xuống tảng đá ven đường, Thuận cũng đã ghé sát bên, bàn tay thô ráp của Thuận khẽ luồn sâu trong mái tóc bồng bềnh của Hà.
- Em chờ anh có lâu không?
- Lâu như vạt rừng đã chờ đợi cây luồng, cây mỡ của các anh vậy.
- Rồi rừng sẽ xanh tốt em ạ.
- Còn tương lai của anh?
- Là em. Chúng ta sẽ trồng rừng và "trồng người" em nhé?
Thuận lấy từ túi ra những cánh ngọc lan, một mùi thơm ngạt ngào, anh dúi vào tay Hà.
- Em con nhớ mùi hoa gì không? Thấy ngọ lan, em nhớ gì nhất?
- Em nhớ quê và em biết rối, người trồng cây ban đỏ ở sân trường là ai rồi.
- Anh sẽ trông thêm một cây ngọc lan để chúng có chung quê mới.
Thuận nói rồi vừa chạy, vừa cười vang giữa vạt rừng mới trồng. Hà cũng bật dậy chạy theo anh. Cả hai đều hòa vào màu xanh của đại ngàn.