Mỗi sớm ông Đại thường đưa cháu ra lớp mẫu giáo, qua cây đa nhỏ đầu thôn, tán đa chưa đủ che nắng. Bên gốc đa, bà Tư ngồi với tấm lưng còng như phơi hết ra sự gian nan, vất vả, cả đôi mắt của bà cũng đã bạc theo thời gian. Với mẹt rau tập tàng đủ loại, từ rau muống, ngót, mồng tơi, rau đay, cả rau sam, cúc tần và bông mã đề... Bé Hà chợt hỏi: “ông ơi, bà Tư đã già rồi mà vẫn phải đi bán rau? Cháu thấy ai cũng mua rau của bà còn có người cho bà cả tiền nữa”.
Nghe cháu hỏi đã khiến ông Đại suy tư. “Hoàn cảnh bà Tư, nhà chỉ hai mẹ con, anh con trai bà lại vừa bị tai nạn giao thông, đúng là “lá vàng còn ở trên cây...” rồi tiếng ồn ào như đã hút ông về phía hàng rau.
“ Mua giúp bà mớ rau chị ơi, cậu ơi...”. Nhìn ánh mắt của bà lão, khiến cậu thanh niên thấy nao lòng rồi cậu ngồi xà xuống bên bà lão:
- Bao nhiêu một mớ rau thưa bà? ... Mớ rau 500 đồng thì sống sao nổi?
- Lão bán để kiếm đồng mắm, muối, còn gạo đã được quỹ vì người nghèo xã cho rồi.
- Cháu ăn tập thể, không mua rau giúp bà được. Cháu biếu bà 20.000 đồng để bà tiêu vặt.
Cậu rút tiền trao cho bà.
“Bà cầm lấy, đừng lo cho cháu”. Để tiền lên mẹt rau rồi cậu vù đi như sợ người khác nhìn thấy lại cho cậu là “sĩ”. Từ xa, dưới tán cây, cô gái ban nãy vẫn nán lại, cô kịp nhìn thấy cậu thanh niên biếu tiền bà Tư. Cô vòng lại: “Bà bán cho cháu nốt số rau, cháu mua luôn giúp bạn. Cả mấy bó lá, về cho mẹ cháu đun nồi nước xông”. “Rau hơi già, cô nhớ đun kỹ chút nhé”. “Cháu biết rồi”. Cô trao cho bà 30.000 đồng, khi bà cúi tìm tiền lẻ trả lại thì cô đã đi xa. Bà nhìn theo cái dáng dịu dàng, uyển chuyển để mong ghi nhớ được điều gì. Đành chịu. Lung linh quá. Một bóng dáng như bao cô gái khác, bà chỉ biết cô là một người tốt.
Hôm sau cô gái lại đến sớm, cô mua hết số rau của bà trên trên mẹt, cũng chỉ hơn 30.000 đồng. Cô nói: Cô đã liên hệ giúp bà được với trường mầm non Hoa Phượng và được bạn bè cô ủng hộ tài chính. Từ mai, bà chỉ việc mang rau tới trường không phải ngồi dầu mưa dãi nắng nữa. Cô cho bà địa chỉ trường mầm non và khoản tiền bán rau thật lớn với bà. Bà mừng lắm. Từ hôm sau, giao rau xong là bà có thời gian gặp gỡ các bạn già, sẻ chia miếng trầu, câu chuyện. Bà không quên khoe với mọi người về cô gái tốt bụng.
Sáng chủ nhật, từ sớm, cậu thanh niên đã đến như cố ý tìm bà vì mấy ngày nay cậu đều không thấy bà bán rau dưới gốc đa. “Cả tuần nay, cháu qua đây mà không gặp bà. Nay, cháu biếu bà chiếc áo ấm, dịp này đã nhiều sương muối, lạnh rồi bà ạ”. Vừa lúc, cô gái cũng vừa đến. Đón nhận tấm áo mà giọng bà ngân ngấn nước. “May dịp này có cô đây giúp, già không còn phải ngồi dãi nắng, dầm mưa nữa”. Bà cảm ơn các cháu và như mong họ kết thân với nhau. Cô gái nhìn cậu thanh niên, cậu nhìn lại cô. Họ đều như muốn nói: “Giúp người có hoàn cảnh khó khăn không phải là chỉ với riêng ai. Và, người có hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ và giúp đỡ, đã giúp họ thực sự có hạnh phúc”.
Đức Thắng
(Thôn Kim lý, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc)
Kể từ khi chồng mế Ngũ về với Mường Trời, thằng con trai về đơn vị đã hơn 4 mùa nóng, lạnh qua đi, trong ngôi nhà sàn bên triền núi cuối làng này vẫn vắng bóng đàn ông. Bữa cơm chỉ có hai người đàn bà và một đứa trẻ gần 5 tuổi.
Sau hội nghị sơ kết công cuộc “xây dựng nông thôn mới”, tôi gặp lại Mền - cô học viên phổ cập nhỏ tuổi và chuyên cần đã qua cả ba cấp học. Nay cô đã là một gương mặt tiêu biểu trong toàn tỉnh. Gặp lại tôi, sau lời thăm hỏi sức khỏe, Mền đã đưa tôi về lại bến sông- ký ức tuổi thơ của cô. Với những ngày tháng cô chỉ quen với mái chèo, sông nước và phụ giúp mẹ bán mua tôm, cá, rau, quả trên sông. Từ sau ngã rẽ vào ngày Tết Độc Lập 1978, cô lên bờ và bắt tay vào làm nông nghiệp trên quê hương Phú Minh. Mền đã chia sẻ cùng tôi qua giọng kể trầm ấm mà sâu lắng.
(HBĐT) - Tháng 5 ồn ào những chùm hoa phượng đỏ, râm ran lời từ biệt của ngàn ve, đó cũng sự bịn rịn đáng yêu của các lớp học trò phải xa trường, xa lớp. Xa gia đình, người thân, bạn bè để lên thành phố, lên tỉnh dự thi vào các trường đại học. Ngôi trường huyện bé nhỏ thân yêu đã gắn bó với họ từ lớp 6 tới lớp 12, nghĩa là 6 năm dài đằng đẵng họ ngồi bên nhau, sẽ rời xa. Biết bao kỷ niệm vui buồn, thương nhớ sẽ thành hành trang mà họ luôn mang theo vào ngày mai. Thứ hành trang ăm ắp kỷ niệm đẹp của tuổi thanh xuân mà họ sẽ chẳng thể nào quên trên suốt quãng đường đời còn lại.
(HBĐT) - Nắng chiều như rướn lại để kéo dài chiếc bóng lụm khụm của bà Sáu, bà lụi cụi chất củi vào bếp, lửa cháy đỏ rực, nồi luộc măng sôi sùng sục. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, nắng hanh, mẹ Điệp lên rừng hái về những búp măng nứa, đặt sọt măng xuống, mẹ nói với Điệp:
Ngày Na được gọi vào đại học, những ngày chuẩn bị cho Na nhập trường khiến cả nhà đều vội cuống cả lên, mỗi người lo một thứ, hơn cả người khác lo xuất ngoại. Với Na, em luôn chân thấp, chân cao lăng xăng hết mua sắm thứ này đến thứ khác từ sách vở tư trang... Ngày chạy như ngựa vía, gặp gỡ hết người này đến người khác. Tối về ngồi viết đủ thứ nào là lưu bút, bưu thiếp cho bạn, nào là nhật ký.