(HBĐT) - Đi học về, bé Ly nhắc mẹ: - Tối nay họp phụ huynh mẹ ạ. Cô dặn khi bố mẹ đi họp nhớ mang theo khoảng gần 2 triệu đồng để đóng góp các khoản. Chị Liên đang chuẩn bị bữa cơm chiều dừng tay hỏi lại con gái: - Con có nghe nhầm không? Làm gì mà đóng góp nhiều tiền thế. Mất đứt tháng lương của mẹ rồi.

Cơm nước xong, chị vội dọn dẹp rồi đi họp cho con kẻo muộn. Cuộc họp kết thúc, chị rảo bước nhanh về nhà. Nhìn nét mặt đượm buồn của vợ, anh Hoàng rót cốc nước lọc đưa cho chị rồi thủng thẳng:

- Chuyện học hành của con thế nào, sao em buồn vậy.

Chị Liên thở dài:

Tưởng học sinh đầu cấp mới phải đóng góp nhiều, anh xem con mình chỉ còn năm nay là chuyển cấp thế mà phải đóng góp bao nhiêu thứ, nào là tiền xây dựng trường, tiền bảo vệ, quỹ lớp, quỹ đội, quỹ hội phụ huynh, tiền gửi xe... tính ra đến mười mấy mục  phải đóng, tổng cộng mất gần 2 triệu bạc. Mấy bà trong xóm đang tính phải bán mấy tạ thóc mới đủ đóng học cho một đứa, chưa kể có gia đình cả hai con cùng đi học một cấp, nhà nông chỉ trông vào hạt thóc, bán  đi thì lấy gì mà ăn... Chị lắc đầu ngao ngán. Lại còn chuyện may đồng phục, ai cũng phản đối bởi các cháu chỉ còn năm nay là chuyển cấp mà đã chuyển cấp thì đồng phục mỗi cấp lại khác. Một số phụ huynh đề nghị nhà trường cứ cho các cháu dùng mẫu áo đồng phục cũ năm trước nhưng cô chủ nhiệm bảo nhà trường đã quyết rồi, các khối lớp phải tuân theo.

Nghe được câu chuyện của mẹ đang phân trần cùng bố, Ly đến bên thỏ thẻ:

- Nhà trường bắt may hai chiếc áo đồng phục, con chỉ may một cái thôi để mặc vào ngày bắt buộc thứ hai và thứ sáu, còn ngày thường con mặc lại mấy chiếc áo cũ năm ngoái vẫn được mà mẹ.

Hiểu tâm trạng của hai mẹ con, anh Hoàng chia sẻ:

- Chuyện đóng góp cho con đi học đó là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, trong đó có các khoản bắt buộc phải đóng, một số khoản tự nguyện, hoàn cảnh nhà mình còn khó khăn nên chọn lọc giảm bớt các khoản không cần thiết, chẳng hạn tiền gửi xe mỗi năm 100.000 đồng, từ nhà mình đến trường đi mất khoảng 15-20 phút, có thể con dậy sớm một chút đi bộ đến trường, như vậy, con đã tiết kiệm được 100.000 đồng, số tiền đó dùng vào việc mua thêm sách tham khảo giúp con học tốt hơn. Bố cũng đồng tình với con may một chiếc áo đồng phục vừa tiết kiệm tiền lại đỡ lãng phí áo đồng phục cũ. Là học sinh phải tuân thủ nề nếp  trang phục của nhà trường, đó là một nét đẹp văn hóa, vừa phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình nhưng cũng phải hoà nhập vào hoàn cảnh chung của cộng đồng mới là người có văn hoá.

 

                                                                                 Ngọc Anh

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đừng để đèn nhà ai nhà ấy rạng

(HBĐT) - Vợ chồng anh Tống, chị Hân thường xuyên xảy ra cãi vã, nhất là mỗi khi anh Tống đi uống rượu say về. Lần này có vẻ căng thẳng hơn, Tống ném cả khay ấm chén nước vào người vợ. Tiếng cốc chén loảng xoảng, các mảnh vỡ tung tóe, tiếng lè nhè chửi bới của anh Tống. Chị Hân cứ loanh quanh, luẩn quẩn không chạy ra được khỏi nhà. Nghe to tiếng, ông Thanh hàng xóm chạy sang can ngăn. Anh Tống, mặt đỏ phừng phừng giọng líu lại lè nhè sặc mùi rượu.

“Nổ” liên tục...

(HBĐT) - Bác đi lại trong phòng với các bước đi bạch, bịch...Nặng chình trịch! Tay bấm điện thoại nhoay nhoáy đi vài nơi, với vẻ sốt ruột, cau có...Giọng thì cao vống lên, “tròn vành, rõ chữ”: - Tôi đã nói là chú em tôi đúng hết...Nhá. Vụ việc đó, tôi đã giải quyết rồi. Nếu anh cứ nhiều lời, tôi cho “nghỉ xơi nước”...

Tổ dân phố “3T”

(HBĐT) - Tổ dân phố 12, phường Đồng Tiến (TPHB) được bà con vui vẻ gọi là tổ 3T một cách hóm hỉnh. Trong lần gặp ông Biểu, CCB, tôi đưa câu chuyện này hỏi ông. ông xởi lởi kể: - 3T là ba ông đứng đầu tổ có tên vần T là: ông Túc, bí thư chi bộ, người luôn lãnh đạo chi bộ tổ dân phố bằng chủ trương, đường lối; ông Thắng, trưởng ban mặt trận, người vận động toàn dân hưởng ứng tích cực; ông Tác, tổ trưởng tổ dân phố là người tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

Anh “đô-la”...

(HBĐT) - Trước đây, anh XX. được bạn bè cũ đánh giá là chân chỉ hạt bột lắm, hiền lành như đất ấy chứ đâu có “hoành tráng” như bây giờ...Nhưng từ ngày “phụ huynh” phất như diều gặp gió, hưởng lộc nhiều, nên anh cũng thấy mình phải thật thay đổi để đáp ứng được thế đứng của gia tộc.

Thế là mất Tết

(HBĐT) - Thấy Thạch Sanh cứ ngắm nghía chiếc “bốn chỗ” đen xì, bóng loáng của mình ra chiều thèm lắm, Lý Thông vỗ vai mà rằng: - Mua lấy một cái mà đi. Thời buổi này, người như chú ai lại đi “bình bịch” bao giờ. Đáng bao nhiêu đâu, cái này anh chỉ mua có bốn mươi lăm ngàn thôi đấy.

Chuyện đời thường: Văn hóa điện thoại

Cả nhà đang ngồi vào bàn ăn thì có tiếng chuông điện thoại, Quang lên 5 tuổi nhanh nhảu đoán:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục