(HBĐT) - Thôn Voi từng là vùng quê heo hút, ít ai biết đến của xã đặc biệt khó khăn Hưng Thi (Lạc Thủy). Tuy nhiên, nơi đây đang có nhiều đổi khác với màu xanh trù phú trải rộng, xuất hiện nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi tầm cỡ. Ngay tại đầu thôn là trang trại với đàn bò trăm con của bà Đặng Thị Vân. Nhờ mạnh dạn, quyết đoán đầu tư đã giúp bà có nguồn thu nhập cao, ổn định từ mô hình trại bò thịt trăm con này.


Bà Đặng Thị Vân, thôn Voi, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) thu lợi nhuận tiền tỷ từ mô hình trại bò trăm con.

Thoăn thoắt vận hành chiếc máy thái cỏ công suất lớn, bà Vân cho chúng tôi biết mỗi con bò ăn không dưới 20 kg cỏ, tính ra trang trại cần 2 tạ cỏ mỗi ngày. Thế nhưng, nhờ có 4 ha cỏ voi tự trồng, nguồn thức ăn chính cho đàn bò luôn được trang trại chủ động. Trại bò do bà Vân một tay quán xuyến, thuê 3 nhân công làm việc thường xuyên. Công việc của lao động ở trại mỗi ngày là cắt, thái cỏ cho bò ăn. Khu vực chuồng trại được xây dựng kiên cố với hệ thống xử lý chất thải phù hợp tiêu chuẩn, vệ sinh mỗi ngày 2 lần, tạo môi trường thoáng đãng, sạch sẽ để gia súc phát triển khỏe mạnh.

Tự hào về cơ ngơi hiện có, bà Vân chia sẻ: 5 ha đất đồi rừng này nếu ở thời điểm trước về giá trị chẳng đáng kể gì. Nhưng khi chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp hoàn toàn có thể gia tăng giá trị. Tôi đã quyết định tạo dựng trại bò quy mô lớn cùng vườn mít Thái 200 cây. Từ ý tưởng đầu tư chăn nuôi là chính, tôi sử dụng tới 80% diện tích để trồng cỏ phục vụ nuôi bò, bởi nguồn thức ăn gia súc ổn định là điều kiện tiên quyết để ổn định chăn nuôi. Tiếp đó là lựa chọn giống, con giống chọn nuôi là bò 3B (BBB) nhập nội từ Bỉ. Đây là giống bò thịt cao sản, còn được mệnh danh là "cỗ máy" sản xuất thịt.

Bò 3 B có tầm vóc lớn, đến khi cho lấy thịt có thể đạt trọng lượng 9 tạ/con. Bà Vân tìm người đi khắp các nơi trong tỉnh để nhập con giống về, nuôi theo hình thức vỗ béo. Theo bà, để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất rủi ro, bên cạnh sự hỗ trợ của KHKT, nông hộ phải có nhận thức chủ động trong khâu chăm sóc, phòng bệnh. Bản thân bà luôn duy trì mối liên hệ với mạng lưới chăn nuôi thú y địa phương để nhờ hướng dẫn, tư vấn, đồng thời tuân thủ định kỳ tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cho gia súc với các mũi tiêm chính như lở mồm long móng, tụ huyết trùng.

Bên cạnh đó, bà chú trọng khâu chăm sóc vỗ béo để đầu ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Cùng với nguồn thức ăn chính là cỏ voi, ngô sinh khối, bà sử dụng bã bia và mật mía được lấy từ cơ sở sản xuất có uy tín cho bò ăn thêm. Ngoài ra, không sử dụng bất cứ sản phẩm cám nuôi tăng trọng nào. Với việc áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ thuật và tăng cường chăm sóc, đàn bò nuôi trong trang trại của bà Vân phát triển khỏe mạnh, không bệnh tật, quy mô đàn năm sau cao hơn năm trước. Sau chu kỳ 1 năm vỗ béo, trọng lượng mỗi con xuất chuồng đạt 6 - 7 tạ.

Kể từ năm 2017, khi xây dựng mô hình nuôi bò 3B vỗ béo đến nay, thị trường tiêu thụ ổn định là động lực để người chăn nuôi gia súc như bà Vân yên tâm, phát triển sản xuất. Thường bà gom giống vào đầu năm, giữa năm, xuất bán vào cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Nguồn cung từ trại bò thịt hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bà Vân phấn khởi cho hay: Dịp Tết vừa qua, trại xuất một lứa bò khoảng 70 con cho 1 lò giết mổ ở Hà Nội vốn là điểm tiêu thụ chính. Giá cả chăn nuôi gia súc tăng cao hơn so với cùng kỳ. Cùng kỳ năm ngoái, giá bò xuất chuồng là 83.000 đồng/kg nhưng năm nay là 90.000 - 92.000 đồng/kg. Sau 1 năm nuôi theo phương thức vỗ béo, mỗi con bò cho lãi 15 - 20 triệu đồng. Từ mô hình đàn bò trăm con, sau khi trừ chi phí, bà Vân đạt mức lợi nhuận mỗi năm từ 1,5 - 2 tỷ đồng.

Bùi Minh


Các tin khác


Nữ trưởng xóm tận tâm với "việc làng, việc nước"

(HBĐT) - Từ năm 2004 - 2018, bà Nguyễn Thị Hánh (60 tuổi) là trưởng xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc). Tháng 3/2019, 2 xóm Tân Hương 1 và Tân Hương 2 sáp nhập thành một, nhân dân tiếp tục bầu bà Hánh làm trưởng xóm. Được cộng đồng dân cư quý mến, tin tưởng vừa là vinh dự, vừa là động lực để bà Hánh tiếp tục cố gắng, không quản ngại "việc làng, việc nước".

Gặp những nông dân điển hình thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi là một trong những phong trào lớn được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Những năm gần đây, sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào đã góp phần cổ vũ tinh thần, nghị lực vượt khó của nông dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh, giúp nhau vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Nữ cán bộ giàu nhiệt huyết với công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

(HBĐT) - Bắt đầu làm công tác DS-KHHGĐ tại xã Dân Hạ từ năm 2008, những ngày đầu công tác, chị Vui gặp không ít khó khăn. Phần vì nhiều hộ trong xã là người dân tộc thiểu số, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ còn nhiều hạn chế. Phần vì nhiều hộ vẫn còn tâm lý thích sinh nhiều con, nặng tư tưởng "trọng nam, khinh nữ”. Thực tế địa phương khiến chị Vui luôn trăn trở phải làm thế nào để người dân thay đổi nhận thức, thực hiện nghiêm các chính sách DS-KHHGĐ, góp phần thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của địa phương.

Chi hội trưởng phụ nữ tận tâm, trách nhiệm

(HBĐT - Không chỉ tận tâm, trách nhiệm và xây dựng thành công mô hình tiết kiệm tại chi, tổ hội, chị Hà Thị Hậu, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Tam Hòa, xã Tân Sơn (Mai Châu) còn là tấm gương tiêu biểu về nghị lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và hỗ trợ chị em, hội viên cùng phát triển.

Thượng tá Hà Huy Chiến - điển hình trong phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Trong quá trình công tác và phấn đấu, nhất là trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Đà Bắc, Thượng tá Hà Huy Chiến đã không ngừng cố gắng rèn huyện, phấn đấu tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP).

Hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ đất

(HBĐT) - Thoạt nhìn không thể nghĩ người thanh niên có nước da trắng trẻo, vóc dáng khá thư sinh lại là ông chủ của những vạt ruộng trồng bí đỏ, ngô ngọt, dưa chuột Nhật, chanh leo làm hàng hóa. Trò chuyện mới biết đó là một nông dân thực thụ, không ngại khó, ngại khổ, chân lấm, tay bùn để hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ đất. Anh là Bùi Thanh Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục