(HBĐT) - Với anh Bùi Văn Chiến ở xóm Tháu, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), nghề đánh cá, nuôi cá trên hồ Hòa Bình đã giúp anh lập nghiệp và làm giàu. Đặc biệt nhiều năm nay, trên dòng Đà Giang, chưa có ai có thể "qua mặt” được anh về kỹ năng đánh bắt cá ngạnh.


Ngoài đánh cá ngạnh, anh Bùi Văn Chiến ở xóm Tháu, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) còn nuôi cá lồng đem lại thu nhập ổn định.

Từ cảng ba cấp thuộc phường Thái Bình (TP Hòa Bình) mất khoảng 10 phút đi thuyền là lên đến bè và lồng cá của vợ chồng anh Chiến. Ngoài đánh cá là chính, vợ chồng anh nuôi thêm 4 lồng cá, chủ yếu là cá ngạnh. Anh Chiến kể: Tôi sinh ra và lớn lên trên dòng sông Đà. Khi nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng, nhiều người trong xóm đã lên bờ để sinh sống. Nhưng do quen với sông nước từ nhỏ nên tôi quyết định lập nghiệp nơi mình sinh ra. Từ bé theo bố mẹ đánh cá trên dòng sông Đà nên tôi được truyền cho nhiều kinh nghiệm về đặc tính của các loài cá và kỹ năng đánh bắt cá. Đối với cá sông thì giá trị nhất vẫn là những loại cá da trơn, nhất là cá lăng, nheo, anh vũ, bò và cá ngạnh. Từ trước đến nay, người dân lòng hồ đánh cá da trơn bằng hình thức thả câu đêm. Cách đánh này mất công, mỗi lưỡi câu chỉ được 1 con. Đặc tính của cá da trơn như cá ngạnh hay ở trong hang. Chúng có thể trong hang hàng tháng trời không đi kiếm ăn. Khi thời tiết thuận lợn đi kiếm ăn theo đàn. Do vậy, khi thả câu chỉ 1 con mắc, chúng lại kéo lưỡi, cước vào hang nên hay bị mất lưỡi và cước.

Qua tìm hiểu cách đánh bẫy cá ở dưới xuôi và đặc tính của cá da trơn, anh Chiến tự mày mò lấy luồng đan lờ đánh bắt. Chiếc lờ bẫy cá da trơn giống chiếc lờ ở dưới xuôi đánh bắt cá nhưng anh cải tiến phù hợp với địa hình sông nước và tập tính của cá sông. Từ khi làm được lờ, việc đánh bắt cá da trơn thuận lợi hơn. Ngoài đánh bắt trong khu vực thành phố anh Chiến còn đi dọc tuyến lòng hồ từ Hòa Bình lên Sơn La, có lần lên đến Lai Châu. Đi đến đâu anh đánh cá bán ngay tại chỗ. Mỗi chuyến đi như vậy mất hàng tháng. Anh Trần Trung Kiên ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Nhiều người đã học lỏm anh Chiến đan lờ, có khi mua cả chiếc lờ về làm nhưng đánh cá không hiệu quả. Đây là bí quyết của anh Chiến mà không ai có thể học và đan được. Nhiều người đan giống y hệt như của anh nhưng vẫn đánh được ít cá.

Anh Chiến chia sẻ: Việc đan lờ để đánh bắt cá không khó. Tuy nhiên, muốn đánh bắt hiệu quả đòi hỏi người đan hiểu đặc tính của cá da trơn. Và chỉ có người thường xuyên đi đánh bắt mới hiểu được. Hầu hết những người đánh bắt cá da trơn, đặc biệt cá ngạnh trên lòng hồ đều do tôi cung cấp lờ. Giá mỗi lờ là 2 triệu đồng. Năm ngoái tôi bán cho một người ở Sơn La 20 chiếc, tổng chi phí 40 triệu đồng. Hôm trước Tết anh ấy gọi điện bảo chỉ trong một vụ cá ngạnh vừa qua đã thu nhập được hơn 500 triệu đồng. Cá lúc nào cũng bán nhanh bởi cá tự nhiên nên tư thương rất thích mua.

Không chỉ có đan lờ, đánh bắt cá, anh Chiến còn nuôi cá ngạnh. Vào mùa đánh bắt cá, những con nhỏ anh để lại làm giống nuôi. Như vậy, ngoài đánh bắt, mỗi năm vợ chồng anh thu nhập từ nuôi cá lồng trên 100 triệu đồng. Có chút vốn vợ chồng anh đã xây nhà và cho con cái học đi học đầy đủ.

Việt Lâm


Các tin khác


Già làng Lý Hồng Minh đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân

(HBĐT) - Khác với nhiều năm về trước, bản Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) nay đã có nhiều đổi thay. Để có được xóm Sưng phát triển không thể không kể đến vai trò tiên phong, gương mẫu của già làng Lý Hồng Minh - một điển hình thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ở huyện Đà Bắc.

 Miệt mài giữ lửa nghề truyền thống

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở miền quê có nghề truyền thống làm trống nổi tiếng khắp cả nước - làng Đọi Tam,  xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), anh Nguyễn Văn Minh cùng vợ con rời quê đến lập nghiệp ở khu I, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) và vẫn giữ nghề truyền thống.

Nữ trưởng xóm tận tâm với "việc làng, việc nước"

(HBĐT) - Từ năm 2004 - 2018, bà Nguyễn Thị Hánh (60 tuổi) là trưởng xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc). Tháng 3/2019, 2 xóm Tân Hương 1 và Tân Hương 2 sáp nhập thành một, nhân dân tiếp tục bầu bà Hánh làm trưởng xóm. Được cộng đồng dân cư quý mến, tin tưởng vừa là vinh dự, vừa là động lực để bà Hánh tiếp tục cố gắng, không quản ngại "việc làng, việc nước".

Gặp những nông dân điển hình thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi là một trong những phong trào lớn được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Những năm gần đây, sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào đã góp phần cổ vũ tinh thần, nghị lực vượt khó của nông dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh, giúp nhau vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Nữ cán bộ giàu nhiệt huyết với công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

(HBĐT) - Bắt đầu làm công tác DS-KHHGĐ tại xã Dân Hạ từ năm 2008, những ngày đầu công tác, chị Vui gặp không ít khó khăn. Phần vì nhiều hộ trong xã là người dân tộc thiểu số, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ còn nhiều hạn chế. Phần vì nhiều hộ vẫn còn tâm lý thích sinh nhiều con, nặng tư tưởng "trọng nam, khinh nữ”. Thực tế địa phương khiến chị Vui luôn trăn trở phải làm thế nào để người dân thay đổi nhận thức, thực hiện nghiêm các chính sách DS-KHHGĐ, góp phần thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của địa phương.

Chi hội trưởng phụ nữ tận tâm, trách nhiệm

(HBĐT - Không chỉ tận tâm, trách nhiệm và xây dựng thành công mô hình tiết kiệm tại chi, tổ hội, chị Hà Thị Hậu, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Tam Hòa, xã Tân Sơn (Mai Châu) còn là tấm gương tiêu biểu về nghị lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và hỗ trợ chị em, hội viên cùng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục