(HBĐT) - Với 11 ha cây ăn quả có múi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Lê Chí Sơn, xóm Tân Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc), mỗi năm trừ chi phí vườn cây mang lại thu nhập khoảng 1,7 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và là tấm gương sáng trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương.

Vườn cam của gia đình ông Lê Chí Sơn, xã Phong Phú (Tân Lạc) được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ấn tượng đầu tiên khi thăm mô hình trồng cây ăn quả có múi của gia đình ông Lê Chí Sơn là màu xanh ngát của cây cam, bưởi trải rộng khắp quả đồi. Những cây cam, bưởi sai trĩu quả hứa hẹn đem lại năng suất cao. Ông Sơn cho biết: Hiện tại, gia đình có 5,5 ha trồng cam lòng vàng, V2, cam Canh và 5,5 ha trồng bưởi da xanh, bưởi đỏ Tân Lạc. Năm 2021, do tình hình dịch Covid-19, việc tiêu thụ khó khăn, tư thương ép giá nên gia đình phải tự cắt đem bán tại Hà Nội. Năm nay, cam được mùa, sai quả, nhưng sản lượng bưởi lại kém do ảnh hưởng thời tiết có mưa vào giai đoạn thụ phấn, đậu quả nên sản lượng chỉ bẳng nửa mọi năm. Toàn bộ diện tích trồng cam, bưởi đều đang trong giai đoạn cho thu và đã được tư thương đến đặt mua, chỉ đợi khi chín đến cắt. Ước tính, năm nay với giá thành và sản lượng thu được, sau khi trừ chi phí vẫn cho thu về trên 1 tỷ đồng.

Để có được đồi cam, bưởi phát triển tốt như hiện nay là cả một quá trình lâu dài. Nhớ lại thời gian đầu mới bắt tay vào trồng ông Sơn chia sẻ: Năm 2013, khi thấy cam Cao Phong phát triển mạnh, tôi đã bàn với gia đình đầu tư gần 2 tỷ đồng mua 5,5 ha đất đồi thuộc xóm Chuông, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) rồi cải tạo, san ủi phân cấp bậc, làm hệ thống nước tưới để chuẩn bị mặt bằng trồng cây. Để có giống tốt, tôi đến các vườn lớn ở Cao Phong học tập kinh nghiệm, chọn giống tốt đem về Viện giống cây trồng T.Ư ghép, khi cây phát triển đạt yêu cầu mới đem về trồng. Mạnh dạn đầu tư, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, nhưng khi bắt tay vào trồng thực tế gặp không ít khó khăn, cây phát triển kém. Năm 2014, tôi tiếp tục đầu tư mua mở rộng thêm 5,5 ha để trồng bưởi. Năm 2016, diện tích cam cho thu lứa đầu tiên với sản lượng 30 tấn được 600 triệu đồng. Năm 2017, năng suất đạt 130 tấn thu được gần 2 tỷ đồng. Vừa làm vừa đến các mô hình ở Cao Phong, Nghệ An học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng KHKT vào chăm sóc như: Đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, tự chế biến phân hữu cơ để đưa vườn cây phát triển theo hướng hữu cơ, an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chăm sóc theo quy trình VietGAP… Nhờ đó, chất lượng quả không chỉ ngon, mọng nước, ngọt mà hình thức quả lại đẹp nên được tư thương đến tận vườn đặt mua. Song song với việc trồng 5,5 ha cam và 5,5 ha bưởi, ông Sơn trồng thêm 100 gốc nhãn Hưng Yên và 1.000 gốc chanh xung quanh. Hiện tại, các cây trồng đều phát triển tốt, đã cho thu hoạch.

Việc xây dựng mô hình trồng cây ăn quả an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Sơn giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo được thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng và 30 lao động thời vụ.

Đỗ Hà



Các tin khác


Nuôi giun quế gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Không chỉ xác định nuôi giun quế để phát triển kinh tế gia đình, cô gái trẻ Thanh Thủy xác định nuôi giun quế gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững và bảo vệ môi trường (BVMT).

Gương sáng đất Mường Vang

(HBĐT) - Nhập ngũ tháng 6/1969, sau 5 năm chiến đấu ở chiến trường B3 - Tây Nguyên, cuối năm 1973, thương binh Bùi Xuân Dương (SN 1947) xuất ngũ trở về quê hương Mường Vang - xóm Đồi, xã Bình Chân, nay là xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Ông Dương nói vui, về đến nhà, vợ không nhận ra chồng, con không nhận ra bố, vì lúc nhập ngũ, ông là chàng trai lành lặn, khỏe mạnh. Nay, tay còng khoèo, người gầy, xanh xao, đó là hậu quả của những trận sốt rét ác tính ở vùng rừng núi đại ngàn B3 - Tây Nguyên.

Người tiên phong phát triển kinh tế ở Nam Thượng

(HBĐT) - Không sợ thất bại, cần cù, ham học hỏi, ông Phạm Đình Lưu, thôn Đội 3, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi bò 3B theo hướng hàng hóa. Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đem lại cuộc sống ấm no cho gia đình ông Lưu đã thu hút nhiều bà con trong xã và các địa phương tới học tập kinh nghiệm.

Cán bộ tiêu biểu của lực lượng cảnh sát nhân dân

(HBĐT) - Người chúng tôi nhắc đến là Thiếu tá Nguyễn Đình Hùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (CSGT-TT), Công anTP Hoà Bình. Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với Thiếu tá Hùng là sự khiêm tốn, trách nhiệm, kỷ luật trong công việc, cùng với cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) trong đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Người cán bộ nhiệt huyết với công tác an sinh xã hội

(HBĐT) - Trong những tháng gần đây, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình trên địa bàn TP Hòa Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Thương binh Phạm Đình Chiều - tấm gương tiêu biểu về sự nỗ lực phấn đấu

(HBĐT) - Trở về từ Thành cổ Quảng Trị với thương tật mất 55% sức khoẻ, tuy nhiên, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "thương binh tàn nhưng không phế", ông Phạm Đình Chiều, tiểu khu Hoa Lư, thị trấn Bo (Kim Bôi) chủ động phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các hoạt động tại khu dân cư. Với những nỗ lực không ngừng và những đóng góp tích cực, ông Chiều là 1 trong 7 thương binh của tỉnh dự hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục