(HBĐT) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017 – 2022. Tham dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà khoa học, các chuyên gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cùng hơn 300 nông dân SXKD giỏi tiêu biểu nhất trên toàn quốc trong 5 năm qua.
Đồng chí Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ trao bằng khen Thủ tướng Chính phủ cho hộ ông Phạm Văn Cường, khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).
Trong số 300 đại biểu dự hội nghị, có 235 đại biểu nam và 65 đại biểu nữ; đại biểu dân tộc thiểu số có 44 đại biểu. Người cao tuổi nhất là 75 tuổi, có người thấp tuổi nhất là 31 tuổi. Độ tuổi trung bình là 52 tuổi. Các hộ nông dân SXKD giỏi các cấp đóng góp hơn 10.000 tỷ đồng và 3 triệu ngày công lao động cho xây dựng NTM; sửa chữa, bê tông hóa trên 36.000km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa, sửa chữa trên 27.000km kênh mương nội đồng; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 5 triệu lao động, giúp hơn 200 nghìn hộ nông dân thoát nghèo…
Tại hội nghị, đối với tỉnh Hòa Bình có 1 cá nhân hội viên nông dân xuất sắc được tặng bằng khen Thủ tướng Chính phủ là ông Phạm Văn Cường, hội viên nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong); 3 cá nhân được tặng bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là ông Nguyễn Duy Lành, hội viên nông dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ), ông Nguyễn Đức Chiến, hội viên nông dân xã Phú Cường (Tân Lạc), ông Đinh Đức Hữu, hội viên nông dân phường Dân Chủ (TP Hoà Bình). Ngoài ra, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng trao tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022 cho 2 hộ hội viên nông dân là ông Vũ Văn Thái, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) và bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ).
T.H
(HBĐT) - Chúng tôi gặp Thượng úy Đào Ngọc Hồng, cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh khi chị vừa trở về từ khóa đào tạo thạc sỹ Học viện An ninh nhân dân. Với thái độ cầu thị, ham học hỏi, Thượng úy Hồng cho rằng, để nắm chắc nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo vào quá trình công tác đòi hỏi mỗi cán bộ phải tự học, tự rèn, tự tu dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực công tác. Có như vậy, mỗi cán bộ mới đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Làm lính đã vất vả, nhưng khi "phái yếu” làm chiến sỹ thì vất vả hơn gấp bội phần. Ấy vậy mà vượt qua mọi khó khăn, Thiếu tá Bùi Thị Du, nữ chiến sỹ quân y Ban CHQS huyện Tân Lạc luôn tiên phong nhận và hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng, được cấp trên đánh giá cao.
(HBĐT) - Không chỉ xác định nuôi giun quế để phát triển kinh tế gia đình, cô gái trẻ Thanh Thủy xác định nuôi giun quế gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững và bảo vệ môi trường (BVMT).
(HBĐT) - Nhập ngũ tháng 6/1969, sau 5 năm chiến đấu ở chiến trường B3 - Tây Nguyên, cuối năm 1973, thương binh Bùi Xuân Dương (SN 1947) xuất ngũ trở về quê hương Mường Vang - xóm Đồi, xã Bình Chân, nay là xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Ông Dương nói vui, về đến nhà, vợ không nhận ra chồng, con không nhận ra bố, vì lúc nhập ngũ, ông là chàng trai lành lặn, khỏe mạnh. Nay, tay còng khoèo, người gầy, xanh xao, đó là hậu quả của những trận sốt rét ác tính ở vùng rừng núi đại ngàn B3 - Tây Nguyên.
(HBĐT) - Không sợ thất bại, cần cù, ham học hỏi, ông Phạm Đình Lưu, thôn Đội 3, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi bò 3B theo hướng hàng hóa. Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đem lại cuộc sống ấm no cho gia đình ông Lưu đã thu hút nhiều bà con trong xã và các địa phương tới học tập kinh nghiệm.
(HBĐT) - Người chúng tôi nhắc đến là Thiếu tá Nguyễn Đình Hùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (CSGT-TT), Công anTP Hoà Bình. Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với Thiếu tá Hùng là sự khiêm tốn, trách nhiệm, kỷ luật trong công việc, cùng với cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) trong đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.