(HBĐT) - Những năm trước hoa đu đủ đực là loại rau ăn hàng ngày của người dân vùng cao. Bà con làm nộm đu đủ hoặc xào với thịt bò. Mấy năm gần đây, hoa đu đủ đực được coi là bài thuốc quý trong điều trị các bệnh hiểm nghèo. Nhận thấy nhu cầu thị trường, anh Bùi Mạnh Ly ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) mạnh dạn lên núi trồng hơn 3 vạn cây đu đủ đực.


Anh Bùi Mạnh Ly, xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) trồng cây đu đủ đực lấy hoa, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế.

Xuất thân từ nông dân, sau bao năm làm lụng phát hoang anh có 45 ha đất trên đỉnh núi cách nhà chừng 4 km. Với địa thế trên núi cao, không khí trong lành, anh có ý tưởng làm du lịch thu hút du khách khám phá. Anh đưa máy xúc mở đường lên núi. Con đường mòn chạy qua dãy núi đá lởm chởm tai mèo. Dù vậy việc đi lại vẫn rất khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch làm du lịch của anh bị ngừng lại. Và cái duyên đưa anh đến với cây đu đủ đực. Tại thung lũng có nhiều cây đu đủ đực mọc dại. Anh cũng tìm hiểu trên các phương tiện thông tin truyền thông, hoa đu đủ đực được bà con tìm mua nhiều để điều trị bệnh nan y. Hoa đu đủ đực chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cao. Mặc dù vị đắng nhưng có nhiều công thức khác nhau chế biến thành các món ăn ngon như một loại rau và món ăn phụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người sử dụng hoa đu đủ đực thường xuyên làm thay đổi đáng kể về mức insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, tác dụng của hoa đu đủ đực còn có thể ổn định huyết áp cao, ngăn ngừa các bệnh tim và nhiều bệnh tật khác. Đây cũng là lý do nhiều công ty dược tích cực thu mua. Ngoài ra, nhiều nơi đã chế biến thành công trà hoa đu đủ đực bán với giá 4 triệu đồng/kg.

Với những thông tin tìm hiểu, anh quyết định nhân giống đu đủ đực trên núi. Lợi thế là đất đá tai mèo giữ ẩm tốt, có những hốc đá chỉ cần một ít đất, không cần tưới nước cây vẫn đủ độ ẩm, phát triển tốt. Theo anh Ly, để trồng được cây đu đủ đực thông thường chọn hạt đu đủ có màu nhạt là hạt đực. Tuy nhiên, cách chọn hạt chỉ chuẩn được khoảng 70 - 80%. Vì vậy, khi ươm lên cây phải chọn tiếp những cây rễ cọc để trồng, như vậy tỷ lệ là cây đực sẽ cao. Từ ươm giống vài trăm cây, đến nay anh Ly đã trồng được trên 3 vạn cây với diện tích khoảng 10 ha. Sau khi trồng 4 - 5 tháng, cây bắt đầu ra hoa nhưng sản lượng năm đầu chưa cao. Từ năm thứ 2 trở đi, khoảng 30 - 40 ngày cây sẽ cho thu hoạch hoa một đợt với năng suất khoảng 0,5 kg/cây. Từ năm thứ 3 trở đi, cây nào nhiều nhánh sẽ cho thu 1 - 2 kg hoa/ đợt. Với giá bán buôn hiện nay từ 35 - 55 nghìn đồng/kg, 3/10 ha đu đủ đực của anh đã thu được 4 - 5 đợt hoa bói, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng. Trung bình mỗi đợt thu được 5 - 7 tạ hoa.

Ngoài trồng đu đủ đực tại trang trại, anh ươm cây giống bán cho bà con quanh vùng. Anh còn kỳ công phân biệt hạt đu đủ đực để bán trên mạng. Cùng với bán hoa đu đủ, anh còn làm trà từ hoa đu đủ đực. Mỗi năm anh Ly tạo việc làm cho 30 lao động địa phương. Thông qua mạng xã hội, hiện mỗi ngày anh bán được mấy chục đơn hàng. Theo anh Ly, mỗi cây hoa đu đủ đực 1 năm cho thu 4 - 6 lần hoa. Bình quân mỗi cây thu được 20 - 30 kg, giá bán tại vườn từ 60 - 80 nghìn đồng/kg. Khoảng cách trồng từ 2 - 3 m/cây. Mỗi ha trồng khoảng 2.000 cây. So với các cây trồng khác, cây đu đủ đực dễ trồng, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh và dễ bán. Hiện anh Bùi Mạnh Ly đang lên kế hoạch liên doanh, liên kết với các hộ dân quanh vùng để mở rộng sản xuất. Trong tương lai gần, anh dự định xây xưởng chế biến hoa đu đủ đực.


Việt Lâm


Các tin khác


Chuyện về công an viên tâm huyết với công tác an ninh cơ sở

(HBĐT) - Từng có hơn 20 năm công tác trong lực lượng công an xã (CAX), anh Bùi Văn Quang, công an viên xóm Lương Mỹ, xã Lạc Lương (Yên Thủy) luôn tâm huyết, trách nhiệm với công việc, được nhân dân tin yêu, quý mến. Khi lực lượng công an chính quy về địa phương, anh tiếp tục tham gia hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để CAX hoàn thành nhiệm vụ. Anh vinh dự là điển hình duy nhất của lực lượng CAX bán chuyên trách toàn tỉnh được đề nghị Bộ Công an biểu dương.

Người "không nghỉ hưu"

(HBĐT) - Mặc dù đã bước sang tuổi thất thập nhưng ông Trần Quang Hải, phố Lâm Hóa 1, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) vẫn hăng say lao động. Ông không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho 8-10 người lao động mà còn là tấm gương cho nhiều người về lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.

Chị Sùng Y Nông năng động phát triển kinh tế

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở huyện Mai Châu có chuyển biến tích cực. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH tại địa phương. Trong đó, chị Sùng Y Nông ở xóm Pà Cò 1, xã Pà Cò là một trong những điển hình.

Cháy bỏng đam mê với văn hóa dân gian

(HBĐT) - Dù tuổi đã cao nhưng ông Bùi Ngọc Thuận (SN 1943) ở xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn hoạt bát và minh mẫn. 25 năm tính từ lúc về nghỉ hưu, ông dành trọn tâm sức giữ và truyền lửa văn hoá dân gian.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Biên làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, sinh sản của hộ ông Nguyễn Văn Biên, hội viên chi hội cựu chiến binh (CCB) xóm Đồng Tâm, xã Yên Trị (Yên Thủy) - một trong những hộ CCB làm kinh tế giỏi của xã. Trước đây, ông Biên từng chăn nuôi gà, lợn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đầu năm 2016, ông được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 20 triệu đồng mua thêm 2 con bê. CCB Nguyễn Văn Biên chia sẻ: "Nuôi trâu, bò vỗ béo, sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nguyên liệu từ đồng ruộng, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình”.

Người giữ hồn cho điệu khắp quê hương

(HBĐT) - Từ nhỏ đã được đắm mình trong tiếng khèn bè, du dương theo điệu hát khắp từ ông, bà. Đến khi lớn lên, những giai điệu mộc mạc ấy đã ngấm vào bà Hà Thị Bích ở xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn (Mai Châu) lúc nào không hay. Để giờ đây, bà trở thành một trong số ít người "say” khắp, hết lòng gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục