Ông Nguyễn Đình Thành, xóm Chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc), một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào SX – KD giỏi.
(HBĐT) - Tại Đại hội Thi đua yêu nước huyện Tân Lạc lần thứ IV, giai đoạn 2010 – 2014 tổ chức vào trung tuần tháng 1 vừa qua, ông Nguyễn Đình Thành ở xóm Chùa, xã Tử Nê vinh dự là một trong 68 tập thể, hộ gia đình được UBND huyện tặng giấy khen do có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Thành tích này ông có được nhờ những nỗ lực vượt khó trong lao động, sản xuất - kinh doanh, làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho hàng chục lao động.
Ông Thành bộc bạch: Sở dĩ gia đình có được ngày hôm nay nhờ có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện để ông tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, áp dụng các tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi. Hàng năm, ông được theo học các lớp tập huấn chuyển giao KH – KT do UBND xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn mở lớp. Tiếp thu những kiến thức, hướng dẫn có được, ông đã ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh của gia đình, mạnh dạn dùng số vốn tích lũy nhiều năm cùng với đồng vốn ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế.
Trong 3 năm (2012 – 2014), gia đình ông đã bỏ vốn liếng và công sức gây nuôi đàn lợn nái gồm 5 con. Với việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc và phòng bệnh tốt, đàn lợn nái đẻ được 240 con lợn giống. Ông còn cải tạo hệ thống chuồng trại, tổ chức chăn nuôi gia cầm với tổng số 380 con. Từ chăn nuôi lợn, gà trong 3 năm, gia đình ông thu về gần 800 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu 260 triệu đồng. Những năm gần đây, phong trào trồng các loại cây đặc sản phù hợp với khí hậu, đặc điểm thổ nhưỡng được nhân rộng ở các xã dọc tuyến Quốc lộ 12B. Nhanh nhạy nắm bắt, gia đình ông đã trồng 3.000 m2 mía tím, bình quân mỗi năm cho thu 50 triệu đồng. Tận dụng đất vườn màu mỡ, ông trồng 65 gốc bưởi Diễn, bưởi đỏ bước đầu mang về thu nhập trên 30 triệu đồng/năm. Không dừng lại ở đó, trong giai đoạn này, ông tiếp tục thử sức trong lĩnh vực kinh doanh, mở mang các ngành nghề dịch vụ vừa mang lại lợi nhuận đáng kể cho bản thân, vừa tạo việc làm, thu nhập cho lao động khác trong vùng. 3 năm qua, ông đã sản xuất và cung ứng 90 vạn viên gạch, kết hợp với nghề buôn bán một số vật liệu xây dựng khác đã mang về thu nhập trên, dưới 1,5 tỷ đồng.
Tích cực phát triển kinh tế, năng động mở rộng quy mô sản xuất, ông đã xây dựng thành công mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi điển hình, trở thành tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được người dân trong xóm, xã ngợi khen và thăm quan, tìm hiểu, học tập phương cách làm ăn. Bên cạnh những thành tích đáng nể trong sản xuất, kinh doanh, gia đình ông còn gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào nơi cư trú, đóng góp đầy đủ các loại quỹ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nội quy, quy ước ở khu dân cư. Ông còn phối hợp với ban lãnh đạo các xóm trong vận động triển khai thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài tuyến đường 457m, xây mương nội đồng dài 80m, ủng hộ phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới bằng việc đổ gần 240 xe đất tôn tạo mặt đường nội đồng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Tổ dân phố 15, phường Tân Thịnh (TPHB) có 100 hộ với gần 440 khẩu, trong đó, gần 40% hộ là cán bộ, công nhân sông Đà nghỉ chế độ 176 không lương và một số hộ dân khu vực lò mổ cầu Đen, phường Đồng Tiến di rời sang do sạt lở kè sông Đà. Khó khăn hơn khi các hộ dân khu sạt lở chuyển sang từ năm 1995 và 19 hộ gia đình khu thương nghiệp, giáo viên trường Sông Đà đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tâm lý còn hoang mang, chưa thực sự yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng, sửa chữa nhà cửa.
(HBĐT) - Trong không khí những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, chúng tôi có dịp trở lại xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) để gặp gỡ và trò chuyện với ông Đinh Văn Tỉnh ở xóm Đon - người có nhiều năm sưu tầm, bảo tồn những loại nhạc cụ văn hóa truyền thống của quê hương. Năm nay đã ngoài 70, tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Tỉnh vẫn khá minh mẫn. Thái độ cởi mở, cái bắt tay thật chặt cũng đủ cho chúng tôi hiểu sự đầm ấm và thân thiện của con người Mường Bi.
(HBĐT) - Ban đầu, chỉ với một chút ít vốn kiến thức về tiếng nói, chữ viết, văn hóa Tày, ông đã ấp ủ ước mơ đem phổ cập cho toàn cộng đồng. Để biến “ước mơ gàn” đó - như ông nói - thành hiện thực, ông giáo làng Lường Đức Chôm (xã Trung Thành, huyện Đà Bắc) đã không quản ngại khó khăn, dành trọn tâm huyết suốt 20 năm cho tìm hiểu, truyền dạy ngôn ngữ - văn hóa dân tộc Tày. Cần mẫn và chuyên tâm đi "gieo" từng hạt mầm trên đá sỏi, những gì ông làm đã có sức lan tỏa diệu kỳ, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị cao quý của văn hóa dân tộc.
(HBĐT) - 27 tuổi, vừa là cán bộ quản lý nhà văn hóa, vừa là Bí thư chi Đoàn xóm Dến, xã Mai Hịch (Mai Châu), anh Vì Văn Việt, Bí thư chi Đoàn xóm Dến được mọi người biết đến không chỉ là một cán bộ Đoàn tâm huyết, năng nổ mà còn là một tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm trong phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã.
(HBĐT) - Trong những năm qua, KDC Lâm Hóa I, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp của trưởng khu Dương Toàn Thắng, một người tận tụy, hết mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
(HBĐT) - Gặp cô giáo Quản Mai Thanh, hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc - huyện Đà Bắc) trong thời điểm nhà trường mới đón bằng đạt chuẩn quốc gia mức độ II và được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III. Đây là kết quả của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường với sự phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi.