Không chỉ nhiệt tình tham gia công tác Đoàn, Trần Đức Nam, xóm Vỉnh, xã Ngọc Mỹ còn là tấm gương làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Không chỉ nhiệt tình tham gia công tác Đoàn, Trần Đức Nam, xóm Vỉnh, xã Ngọc Mỹ còn là tấm gương làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Làm giàu trên mảnh đất quê hương là khát vọng của không ít người, song với những thanh niên có ý chí, nghị lực vươn lên, khát khao ấy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Gặp Trần Đức Nam, Bí thư chi Đoàn xóm Vỉnh, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc), chúng tôi thêm hiểu, thêm tin vào điều này.

 

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cả gia đình Nam chỉ trông vào mấy sào ruộng. Bố mẹ anh phải làm đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi 2 chị em. Chính vì vậy, suy nghĩ làm sao để phát triển sản xuất, giúp gia đình vượt khó vươn lên làm giàu luôn đau đáu trong Nam. Sinh năm 1983 nhưng tiếp xúc, trò chuyện, chúng tôi cảm nhận rõ ở anh sự chín chắn hơn tuổi. “Vỉnh là một xóm nhỏ của xã Ngọc Mỹ. Mặc dù quỹ đất nhiều, giao thông đi lại không quá khó khăn nhưng đời sống của nhân dân vẫn còn những hạn chế, ước mơ làm giàu, tìm ra hướng phát triển kinh tế cho gia đình và bà con trong xóm đã hình thành từ khi còn cắp sách đến trường và lớn dần lên trong tôi theo năm tháng...” - Nam chia sẻ. Với suy nghĩ ấy, ngay khi học xong THPT, tạm gác lại ước mơ bước vào giảng đường đại học, Nam quyết định cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình.

 

Thông qua tổ chức Đoàn, năm 2004, Nam được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 20 triệu đồng. Anh chia sẻ: “Mạnh dạn đầu tư nuôi ong lấy mật, với tôi đó là quyết định đầy mạo hiểm. Không có kinh nghiệm, không có kỹ thuật, không có đầu ra... thứ duy nhất tôi có lúc đó là nhiệt huyết”. Kiên trì với hướng đi đã vạch ra, Nam ngày đêm tìm hiểu kiến thức về nuôi ong qua sách, báo, rồi đi thăm, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở An Bình, Liên Hòa (Lạc Thủy) và ở các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Hải Dương... Sau những vất vả ban đầu, trong vòng 2 năm, Nam đã phát triển được 75 đàn ong, thu về 1.000 lít mật mỗi năm. Với giá bán ra trên thị trường 150.000 đồng/lít, Nam đã có tiền trả nợ, còn lại, anh đầu tư nuôi thêm 100 con gà thả vườn, vừa để lấy trứng, lấy thịt và làm giống. Mỗi lứa gà xuất bán, toàn bộ lời lãi, anh lại tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Nhờ chăm sóc gắn với phòng dịch, đàn gà phát triển ổn định, đến nay, Nam đã phát triển đàn gà lên 700 con, mỗi ngày thu được khoảng 300 quả trứng. Ngoài ra còn nuôi thêm 20 con lợn thịt, 20 con dê, trồng thêm các loại cây có múi như bưởi, chanh, 1 ha mía tím và đào ao nuôi cá...

 

Đến thăm Trần Đức Nam những ngày này, 300 gốc bưởi, 200 gốc chanh đào đang lên xanh tốt, quá nửa trong số đó đã được đưa vào kinh doanh vụ thứ 3, đem lại hiệu quả bước đầu, tăng thu nhập cho gia đình. Nam vui mừng cho biết: “Kết quả hôm nay được gây dựng nên từ những thất bại của mùa quả trước. Mùa đầu, hoa cứ ra lại rụng, đậu được quả thối, rụng non... tôi vừa học hỏi kinh nghiệm của các hộ trồng cam lâu năm tại Cao Phong, vừa mày mò qua sách, báo, internet, tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT do tổ chức Đoàn, Hội Nông dân... tổ chức. Không phụ lòng người, kết quả sau gần chục năm trồng cây có múi, với tôi là được thấy những quả bưởi, chanh đào chín căng, mọng nước cho thu hoạch”.

 

Hiện nay, trang trại của Trần Đức Nam giải quyết việc làm ổn định cho 4 thanh niên trong xã với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. Từ phát triển chăn nuôi kết hợp trồng trọt, mỗi năm, trừ chi phí, trang trại của Nam thu về trên 500 triệu đồng.

 

 

 

                                                                                     Hải Yến

 

 

 

 

Các tin khác

Ngoài bốc thuốc chữa bệnh bà Thảo còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.
Nhà nông Phạm Văn Cường với cải tiến kỹ thuật xây bể chứa thuốc hình trụ có thể ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng.
Ông Nguyễn Hữu Liệp chăm sóc vườn bưởi chuẩn bị cho ra quả năm đầu.
Lãnh đạo huyện Yên Thuỷ và Báo Hòa Bình tìm hiểu quá trình phát triển vườn dứa trái vụ tại gia đình ông Trịnh Trọng Bình, xóm Bãi Đa (Bảo Hiệu, Yên Thuỷ).

Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường và kiên trì làm giàu, ông Bùi Khánh Khuyên, Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế với mô hình nuôi lợn, gà, ngan kết hợp trồng mía đem lại nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.

Tân sinh viên vùng cao vượt khó

(HBĐT) - Dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt hiền, giọng nói nhẹ nhàng, đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp cô bé Bùi Thị Huệ. Em vừa đỗ vào ngành Luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội với 26,25 điểm trong đợt thi tuyển sinh vào đại học vừa qua. Huệ là một trong những học sinh tiêu biểu được Hội Khuyến học tỉnh tuyên dương trong lễ tuyên dương học sinh đạt kết quả cao kỳ thi tuyển sinh 2015.

Vươn lên từ quá khứ lỗi lầm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm trang trại của anh Đinh Đức Thuận, xóm Mận, Xã Phong Phú, huyện Tân Lạc vào một ngày thu tháng 9. Trước mặt chúng tôi là những cây cam, cây bưởi đang ra hoa kết trái chờ ngày thu hoạch. Ít ai biết rằng, ông chủ của trang trại này từng có một thời lầm lỗi.

Nữ trưởng thôn “thắp lửa” phong trào Chung sức xây dựng NTM

(HBĐT) - Đó là chị Bùi Thị Dung, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn kiêm Trưởng ban phát triển về Chương trình MTQG xây dựng NTM thôn Bùi Trám, xã Hoà Sơn (Lương Sơn). Trong suốt 8 năm đảm nhận trọng trách trưởng thôn, chị được nhân dân toàn thôn tín nhiệm, nhiều phần việc khác do dân giao phó cũng được chị hoàn thành xuất sắc.

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

(HBĐT) - Vượt qua những mất mát, đau thương của chiến tranh và trở về với cuộc sống đời thường, Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai ở xóm Đội 5, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đã sống trong tình yêu thương của đồng đội, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kiên cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, XĐ-GN, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp.

Người đảng viên tiên phong trong phát triển kinh tế hộ gia đình

(HBĐT) - Không chỉ vì ông là một đảng viên gương mẫu, gia đình luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương, mà còn là một trong những điển hình tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, đưa cây con giống mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Đó là đảng viên Nguyễn Hữu Duyệt ở xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục