Anh Bùi Văn Hợp đang chăm sóc đàn gà thả vườn.
(HBĐT) - Bằng nghị lực và niềm đam mê gà từ nhỏ, anh Bùi Văn Hợp, 27 tuổi ở xóm Bầu, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) đã trở thành ông chủ trẻ của trang trại gà với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Tính đến nay, trang trại của anh đã được mở rộng và phát triển quy mô với 5000 con gà Ri lai (gà trống chiếm khoảng 55%). Diện tích chuồng gà được anh xây dựng lên tới 500m2 với hệ thống chuồng trại khép kín, xây dựng bằng bê tông và đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc chăn nuôi. Ngoài việc bán gà, anh Hợp còn áp dụng khoa học lai tạo các giống gà để tăng thêm năng suất và thu nhập. Trung bình gà nhà anh bán ra 100.000 đồng/kg, ngày lễ tết có thể lên tới mức 130.000 đồng/kg. Mỗi con gà Ri lai của anh nặng khoảng
Tuy nhiên, để đạt được thành quả như ngày hôm nay, anh Bùi Văn Hợp đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn từ những ngày đầu lập nghiệp, anh chia sẻ: “năm 2012 sau khi lập gia đình, tôi sử dụng những khoản tiền vốn ít ỏi của mình và vay thêm ngân hàng để thực hiện ước mơ xây dựng trang trại. Bắt đầu với hơn 100 con gà Ri lai, kinh nghiệm chăn nuôi chưa có, các loại bệnh như: thương hàn, ecoli chưa có thuốc đặc trị, giá thành cao khiến cho đàn gà của tôi bị chết dần, chết mòn. Cơ sở vật chất nghèo nàn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho gà chết do thiếu nhiệt. Ngoài ra, vì chưa có các cơ sở thu mua nên tôi bị các thương lái ép giá, bán rẻ thì lỗ mà bán đắt thì không ai mua. Cuối năm 2012, đàn gà của tôi chết hơn 80%, thiệt hại gần 50 triệu đồng, chuồng trại trống trơn. Bản thân tôi suy sụp rất nhiều, không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Sau đó tôi tham gia các lớp tập huấn do xã tổ chức, tham khảo sách báo và những người có đi trước. Giao lưu, trao đổi kiến thức với những người cùng xây dựng mô hình chăn nuôi gà. Đầu năm 2013, với sự động viên của gia đình tôi quyết tâm xây dựng lại trang trại gà một lần nữa. Tiền vốn đã cạn kiệt, tôi tiếp tục phải đi vay ngân hàng và một số anh em thân thiết. Áp dụng khoa học kỹ thuật, kiến thức mà tôi đã học được trong thời gian qua, đúc kết kinh nghiệm từ lần đầu thất bại. Dần dần, sự nỗ lực, mồ hôi và công sức của tôi cũng được đền đáp. Cuối năm 2014, số tiền lãi 100 triệu đồng tôi thu được từ việc bán gà đã giúp gia đình tôi phần nào thoát khỏi cảnh nghèo khó”.
Không dừng lại ở đó, năm 2015, anh Hợp tiếp tục củng cố chuồng trại, mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho việc kinh doanh, bán các loại gà giống. Mục đích là để lai tạo các giống gà có năng suất cao kiếm thêm thu nhập, thêm vào đó là bán rộng rãi cho các hộ dân trong xã để cùng nhau phát triển kinh tế. Mỗi một con gà giống sau 21 ngày tuổi được tiêm thuốc phòng bệnh dịch được bán ra ngoài với giá 25.000 đồng/con. Tính đến tháng 10/2015, anh đã bán được 4.000 con gà giống và thu được trên dưới 100 triệu đồng. Ngoài việc hỗ trợ các hộ dân ở xã trong việc nuôi gà phát triển kinh tế, anh còn chia sẻ kinh nghiệm, cách phòng chống các loại bệnh dịch. Giúp đỡ, tư vấn cho các hộ trong xã cách xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi.
Đồng chí Quách Công Vinh, chủ tịch UBND xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn cho biết: “Đảng ủy chính quyền xã rất khuyến khích những người “dám nghĩ dám làm” như anh Bùi Văn Hợp. Trong thời gian qua đã có nhiều hộ gia đình trong xã học tập theo cách xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi gà giống, nhằm phát triển kinh tế chung của xã, xóa đói giảm nghèo, nhân rộng mô hình nuôi gà giống, xây dựng thương hiệu “gà Lạc Sơn”.
Năm 2016, anh Bùi Văn Hợp đặt ra mục tiêu nhân rộng quy mô phát triển lên đến 10.000 con gà Ri lai và 5.000 con gà giống. Anh sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở, nâng cấp hệ thống chuồng trại để phục vụ cho công việc, đem lại hiệu quả cao về chất lượng và số lượng. Anh cũng mong Đảng ủy, chính quyền xã quan tâm, có những chính sách hỗ trợ hợp lí. Kêu gọi các cơ sở thu mua để người dân có thu nhập ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao.
Đức Anh (CTV)
(HBĐT) - Mô hình trồng dứa trái vụ của gia đình ông Trịnh Trọng Bình, ở xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy) đang được đánh giá cao bởi hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với diện tích trên 6 ha, cây dứa trái vụ, loại cây có khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, sản phẩm dễ tiêu thụ và giá bán khá ổn định được gia đình ông Trịnh Trọng Bình duy trì và phát triển từ năm 2001 đến nay đã đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí. Đồng thời, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương theo thời vụ.
(HBĐT) - Nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường và kiên trì làm giàu, ông Bùi Khánh Khuyên, Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế với mô hình nuôi lợn, gà, ngan kết hợp trồng mía đem lại nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt hiền, giọng nói nhẹ nhàng, đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp cô bé Bùi Thị Huệ. Em vừa đỗ vào ngành Luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội với 26,25 điểm trong đợt thi tuyển sinh vào đại học vừa qua. Huệ là một trong những học sinh tiêu biểu được Hội Khuyến học tỉnh tuyên dương trong lễ tuyên dương học sinh đạt kết quả cao kỳ thi tuyển sinh 2015.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm trang trại của anh Đinh Đức Thuận, xóm Mận, Xã Phong Phú, huyện Tân Lạc vào một ngày thu tháng 9. Trước mặt chúng tôi là những cây cam, cây bưởi đang ra hoa kết trái chờ ngày thu hoạch. Ít ai biết rằng, ông chủ của trang trại này từng có một thời lầm lỗi.
(HBĐT) - Đó là chị Bùi Thị Dung, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn kiêm Trưởng ban phát triển về Chương trình MTQG xây dựng NTM thôn Bùi Trám, xã Hoà Sơn (Lương Sơn). Trong suốt 8 năm đảm nhận trọng trách trưởng thôn, chị được nhân dân toàn thôn tín nhiệm, nhiều phần việc khác do dân giao phó cũng được chị hoàn thành xuất sắc.
(HBĐT) - Vượt qua những mất mát, đau thương của chiến tranh và trở về với cuộc sống đời thường, Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai ở xóm Đội 5, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đã sống trong tình yêu thương của đồng đội, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kiên cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, XĐ-GN, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp.