(HBĐT) - Là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của Công an tỉnh, thiếu tá Đinh Công Tuấn – Đội trưởng Đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT Công an huyện Tân Lạc nổi bật ở khả năng vận động quần chúng. Gắn bó với nhân dân, anh hiểu hơn về cuộc sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó, đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác đảm bảo ANTT, ổn định tình hình địa bàn.

20 năm tâm huyết chăm lo sức khỏe người cao tuổi

(HBĐT) - Nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo là những gì mà tôi thấy được ở bà Lê Vân – chủ nhiệm CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh Hòa Bình. Tuy đã bước sang tuổi 70 nhưng tâm huyết với sự nghiệp chăm lo sức khỏe của người cao tuổi trong bà chưa một giây phút nào nguội lạnh.

Người đàn ông nặng tình với hát đối

(HBĐT) - Phía cuối con đường làng quanh co là nhà ông Bùi Văn Ểu, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Biết đến hát đối từ khi mới 13 tuổi, năm nay ông đã 67 tuổi và luôn cố gắng giữ gìn những giá trị văn hóa lâu đời của hát đối.

Người trưởng khu mẫu mực

(HBĐT) - Hơn 17 năm gắn bó với công việc trưởng khu 7, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), ông Đỗ Văn Quý luôn nhiệt tình, năng nổ với các hoạt động ở KDC; sống hết mình vì bà con lối xóm. ông 2 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.

Nữ bác sĩ gắn bó với vùng cao

(HBĐT) - Với tâm niệm thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền”, hơn 10 năm qua, bác sỹ Bùi Thị Chửng, cán bộ Trạm y tế xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc luôn bám bản, bám làng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nhà giáo Phạm Hùng - người nặng lòng với công tác khuyến học

(HBĐT) - 70 tuổi đời, 40 tuổi Đảng và hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Phạm Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong (ảnh) là người nặng lòng với công tác khuyến học. Với ông, việc vận động thành công để thêm một người dân trên địa bàn được tiếp cận với sự học là niềm vui khôn xiết.

Tấm lòng của những thầy giáo làm “ngư phủ” cải thiện bữa ăn cho học trò

(HBĐT) - Trường THCS Tân Dân (Mai Châu) được thành lập năm 2007 sau khi xã Tân Dân tách từ huyện Đà Bắc. Nhà trường có 116 học sinh với hơn chục lớp học, khu ở nội trú cho hơn 60 học sinh và hơn chục cán bộ, giáo viên. Đa phần giáo viên tại trường là người ở thị trấn Mai Châu hoặc sinh sống tại một số huyện khác, cuối tuần hoặc cuối tháng mới về thăm nhà. Mỗi lần quay trở lại trường, các thầy, cô đều phải vượt qua cung đường hiểm trở để mang theo con chữ đến dạy các em.

Ông Triệu Sinh Nhân làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Quyết tâm không để gia đình phải sống trong cảnh nghèo khó, làm lụng mãi vẫn không đủ ăn, ông Triệu Sinh Nhân ở bản Tiến Lâm 1 (xã Bắc Phong, Cao Phong) đã tìm tòi, vươn lên phát triển kinh tế, đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo, nuôi dạy các con học hành đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định. Đến nay, gia đình ông được xếp vào diện kinh tế khá trong bản.

Người có số trâu đứng đầu huyện

(HBĐT) - Chiều đến, ông Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) tất bật chặt mía, cỏ thành từng đốt, trộn với cám tiếp thêm thức ăn cho gia súc. Xung quanh ông là đàn trâu con nào, con nấy béo tốt, khỏe mạnh dàn hàng đợi cho ăn. Đó là cảnh tượng vui mắt khi chúng tôi đến thăm, tìm hiểu phương cách nào mà ông Mừng lại có đàn trâu đông đến vậy với hơn 40 con.

Những “bông hồng vàng” trên thương trường

(HBĐT) - Năng động, tự mình khởi nghiệp thành công hoặc "đứng sau” hỗ trợ đắc lực để chồng phát triển doanh nghiệp. Câu chuyện của nhiều nữ doanh nhân, những "bông hồng vàng” trên thương trường đã góp phần tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhiều người, trong đó không chỉ là phụ nữ mà cho cả nam giới đang theo đuổi nghiệp kinh doanh.

“Cây chổi vàng” toàn quốc Nguyễn Thị Tâm

(HBĐT) - Vào tháng 1/2018, lần đầu tiên cộng đồng cả nước tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, những người chuyên nạo vét cống, rãnh, kênh rạch thông qua tổ chức xét chọn "Cây chổi vàng”. Chị Nguyễn Thị Tâm (ảnh) công tác tại tổ vệ sinh môi trường số 3, Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình là 1 trong số 100 lao công trên cả nước đón danh hiệu cao quý này.

Thành công từ mô hình trang trại tổng hợp

(HBĐT) - Là trụ cột trong gia đình, phải lo toan mọi việc từ bữa ăn đến chi phí sinh hoạt, cho các con đi học với đồng lương ít ỏi, anh Chu Văn Tình ở xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) luôn trăn trở về việc lựa chọn con đường khởi nghiệp phù hợp để tăng thu nhập, ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đứng lên sau nhiều lần thất bại, đến nay, kinh tế gia đình anh ngày càng khá, đời sống từng bước được nâng cao.

Người "giữ hồn" dòng gốm men rạn cổ

Gặp nghệ nhân Phạm Đạt lần đầu, nhiều người đều có cảm nhận rất dễ gần bởi vóc dáng cao, gầy và đôi mắt hiền. Cái tên Phạm Đạt được người trong nghề nhắc tới nhiều khi anh đã phục chế và phát triển thành công dòng men rạn cổ của Bát Tràng. Nhưng ít ai biết rằng, để có được sự thành công đó, nghệ nhân này đã phải trải qua một chặng đường dài gian nan...

Người phụ nữ bền bỉ nuôi con, nuôi chữ

(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, những năm 60 của thế kỷ trước, bà Đinh Thị Nho cùng gia đình lên khai hoang tại xóm Phú Yên, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy. Mặc dù làm nông nghiệp với hơn 1 ha ruộng màu nhưng gia đình vẫn quyết tâm cho con cái học tập. Nhớ về những ngày khó khăn đó, bà Nho xúc động chia sẻ: "Ngày đó khó khăn lắm, không có đủ cơm áo để nuôi các con ăn học, nhiều khi gia đình phải ăn sắn với rau má để sống qua ngày. Chính vì thế mà vợ chồng chúng tôi bảo nhau phải cho con ăn học thành người để sau này chúng bớt khổ”.

Làm giàu từ nghề mộc

(HBĐT) - 28 tuổi nhưng đoàn viên Nguyễn Văn Chiến, thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn đã là ông chủ một xưởng mộc khá lớn. Anh là tấm gương sáng vượt qua đói nghèo để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.