(HBĐT) - Có mặt tại hội nghị biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của huyện Cao Phong tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 122 năm sinh nhật Bác vừa qua, em Bùi Thị Thúy Chiều, học sinh lớp 9, Liên đội trưởng trường THCS xã Đông Phong vinh dự là cá nhân nhỏ tuổi nhất, đại diện cho đội viên, thiếu niên toàn huyện nói lên tình cảm và suy nghĩ của mình trong việc noi gương chủ tịch Hồ Chí Minh – người Cha già dân tộc.
(HBĐT) - Thiếu úy Trần Đức Hiếu – Đội CSGT, Công an huyện Lương Sơn là cán bộ trẻ, có năng lực, luôn tận tụy với công việc. Trong khi làm nhiệm vụ, anh thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, kiên quyết, truy đuổi tới cùng các trường hợp gây tai nạn bỏ chạy.
(HBĐT) - Chúng tôi theo đoàn công tác của Công an thành phố Hòa Bình xuống thăm hỏi, động viên ông Trần Viết Minh, hội viên Hội CCB xã Trung Minh, người đã dũng cảm phát hiện, bắt giữ đối tượng phạm tội.
(HBĐT) - Sau gần 20 năm làm nghề sản xuất gạch thủ công, ông Phạm Văn Hùng ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chuyển sang làm nghề nông. Năm 2006, xem trên tivi thấy nhiều nơi nuôi ba ba có hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định lấy 60 triệu đồng tiền bán gạch đi mua ba ba giống. Ở Kỳ Sơn mua cá, tôm, nguồn thức ăn cho ba ba rất rẻ. Hàng ngày, ông cho ba ba ăn no căng, thức ăn vẫn còn thừa mứa, cá con còn nổi trắng ở ao nuôi. Sau một thời gian ba ba giống bắt đầu chết. Mỗi ngày ba ba chết càng nhiều. Khi tìm hiểu ra mới biết là cho ba ba ăn nhiều quá và thức ăn thừa phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho ba ba. Tất cả tiền mua giống ba ba mất trắng.
(HBĐT) - Chiếc xe máy cùng tôi leo ngược con dốc dài quanh co để đến trang trại chăn nuôi của anh Trịnh Văn Yên (ảnh). Hai bên đường đi qua là những đồi cây keo thẳng tắp, vươn cao làm cho con đường vào trang trại quanh năm mát mẻ. Cách đây 6 năm, những quả đồi ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) còn hoang sơ. Từ năm 2006 có bàn tay của vợ chồng anh Trịnh Văn Yên, cây keo đã phủ xanh đồi trống. Gần tới trang trại, tôi có cảm giác mình đang đi trên đồi thông Đà Lạt. Gió ở mặt hồ cá thổi nhẹ làm sóng sánh bóng cây in đáy nước. Tôi mơ màng gặp hương rừng cùng hoa nắng tháng tư đan lên cành lá, tiếng đôi chim sâu lích chích cho tôi nhận ra mình đã đến trung tâm trang trại Trịnh Văn Yên.
(HBĐT) - Từ một anh bộ đội phục viên với hai bàn tay trắng, nhờ có tư duy nhạy bén trong phát triển kinh tế nên CCB Bùi Đức Chính ở xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(HBĐT) - Theo đoàn công tác của thượng úy Xa Quang Thực – Cán bộ Đội Công an phụ trách xã (Công an huyện Đà Bắc), chúng tôi mới thấu hiểu tình cảm mà người dân dành cho cán bộ công an cơ sở nhiều thế nào. Đi đến đâu, anh cũng dành những tình cảm trân trọng, gần gũi với nhân dân. Với mọi người, anh như người thân trong gia đình “khi đi dân nhớ, khi ở dân thương”.
(HBĐT) - Nhiều năm nay, người dân ở xóm Trớ, xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc luôn bảo ông Bùi Thanh Dồn là người “làm nửa năm, ăn cả năm” mà xây được nhà ba tầng và thu nhập trung bình mỗi năm vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
(HBĐT) - Không chỉ tự mình vươn lên làm giàu chính đáng, ông Nguyễn Huy Dụ (54 tuổi) ở thôn Quyết Chiến, xã Hào Lý (Đà Bắc) còn tích cực giúp đỡ nhiều người dân ở 2 xã Hào Lý, Tân Minh đổi mới tư duy sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.
(HBĐT) - Khi rời quân ngũ trở về địa phương mặc dù gặp không ít khó khăn, CCB Vũ Thanh Đài ở xóm Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) đã không nản chí, vươn lên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia hoạt động vào các phong trào ở địa phương.
(HBĐT) - Có dịp được ngồi trò chuyện và chứng kiến sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mường Bi - Bùi Thị Lan Phương ở xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) chế biến men rượu cần, thứ men lá được làm từ “men say” của đại ngàn trộn lẫn với gạo nếp thơm ấy, tôi thầm thán phục và tự hào. Bởi lẽ rượu cần - nét văn hóa độc đáo của người Mường Hòa Bình đã, đang, sẽ mãi giữ được “thương hiệu” và bởi đất Mường vẫn còn những người phụ nữ tâm huyết, vượt qua nhiều khó khăn để giữ truyền thống, giữ nghề làm men lá.
(HBĐT) - Sau 7 năm phục vụ trong quân đội, năm 1979, CCB Nguyễn Văn Tún ở xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) xuất ngũ trở về địa phương tiếp tục tham gia vào mặt trận sản xuất trên đồng đất quê hương và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: phó Ban thương binh - xã hội xã Mông Hóa; chi hội trưởng chi hội CCB xóm Dụ 5. ở cương vị nào, ông Tún cũng luôn chịu khó học hỏi, không quản ngại khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hùng Tiến (Kim Bôi), người con đất Mường Bùi Văn Hiệp được chứng kiến sự khó khăn, vất vả của bà con trong xã, trong vùng mỗi khi có nông sản đem bán.
(HBĐT) - “ở cấp cơ sở mà Bí thư chi bộ chỉ lãnh đạo về đường lối là không xong mà phải xắn tay vào cùng tổ trưởng dân phố, các đoàn thể cùng làm thì mới ổn” - Đó là đúc kết của bác Nguyễn Thế Miêng (ảnh), Bí thư chi bộ tổ dân phố số 3, phường Đồng Tiến (TPHB).
(HBĐT) - “Con chào ông Cồng Chiêng...” - Câu chào bất ngờ và tươi tắn của chị bán hàng cam không hề quen biết khiến ông lâng lâng xúc động. Cái “nghệ danh” ngồ ngộ ấy với ông như một tấm huân chương tinh thần cao quý đến mức ông đinh ninh mình có phấn đấu cả đời và hơn thế nữa cũng chưa xứng đáng được phong tặng. ấy vậy mà nay ông được bà con dân tộc Mường nơi đây gọi theo cách rất đỗi tự nhiên và thân thuộc - cứ như thể đó là tên cúng cơm của ông vậy.