(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, xóm Báy, xã Sào Báy (Kim Bôi) thật bất ngờ trước mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Tuyết còn giúp nhiều người có việc làm và thu nhập ổn định. Nhiều năm liền gia đình chị đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh.
(HBĐT) - Nghệ nhân Bùi Văn Ểu, xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) là cái tên quen thuộc được nhiều người dân vùng đất Mường Bi biết đến vì là người cả đời nhiệt huyết gắn bó với dân ca Mường. Nhiều năm đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Phú, nhưng với hiểu biết và niềm say mê về dân ca Mường, ông luôn quan tâm sưu tầm cũng như tham gia những sự kiện văn hóa, các hội diễn văn nghệ liên quan đến dân ca Mường.
(HBĐT) - Đã nhiều năm “nổi danh” là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình trồng mía trắng luôn đạt “top” thu nhập trong xã. Tuy nhiên, năm 2015, anh nông dân Phùng Đình Thành, xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy lại một lần nữa khiến những hội viên trong xã ngạc nhiên khi phá bỏ toàn bộ diện tích mía trắng để trồng vào đó hơn 700 gốc táo giống mới chưa từng xuất hiện trên thị trường Hòa Bình.
(HBĐT) - Với bảng thành tích nổi bật, Nguyễn Văn Tiến là gương mặt tiêu biểu cho sự nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn để trở thành học sinh lớp 11 chuyên toán trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.
(HBĐT) - Đã trải qua 29 năm công tác nhưng có tới 19 năm gắn bó với công tác thanh tra và kiểm tra Đảng. Sau khi tốt nghiệp đại học Tài chính, chị Bùi Thị Thu (ảnh) được tiếp nhận về làm cán bộ Ban Kế hoạch - UBND huyện Yên Thủy, rồi làm kế toán trưởng, trưởng cửa hàng thương nghiệp tổng hợp huyện, ở lĩnh vực công tác nào chị cũng thể hiện là một người khiêm nhường, đức độ, nghiêm túc và tận tụy.
(HBĐT) - Vợ ốm gần chục năm trời, một mình chăm sóc 4 người con thơ dại, đàn trâu gần 20 con cũng lần lượt phải đem bán để lấy tiền thuốc thang cho vợ, đã có lúc CCB Bùi Văn Đủi, xóm Mè, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn nghĩ mình trắng tay sau bao nhiêu năm vất vả miệt mài lao động. Nhưng rồi, với ý chí nghị lực của một người lính bộ đội cụ Hồ, một lần nữa ông lại bắt tay gây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn thả vườn để phát triển kinh tế hộ gia đình.
(HBĐT) - Không chỉ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ông Dương Quốc Lập, bí thư chi bộ xóm Lâm Trường, xã Trường Sơn (Lương Sơn) còn là một trong những người đi đầu trong phát triển kinh tế trang trại, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm...
(HBĐT) - Chị Đinh Thị Thủy ở xóm Mượt, xã Cun Pheo là một trong những điển hình nông dân vượt khó vươn lên làm giàu ở huyện Mai Châu. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nhiều năm liền gia đình chị chỉ bám vào nghề nông để sống, thế nhưng cái nghèo vẫn luôn đeo bám, vợ chồng chị Thủy làm mọi việc từ cấy lúa, trồng màu, chăn nuôi đến đi làm thuê, làm mướn... để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Thái Học ở phố Bưởi, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hạ Bì (Kim Bôi). ý tưởng cải tiến máy cấy của anh Học bắt đầu từ năm 2014, khi ấy, tại một số tỉnh, thành phố trong nước đã xuất hiện máy cấy của Hàn Quốc và sau đó là máy cấy thủ công của Trung Quốc.
(HBĐT) - “Là một con người mẫu mực, luôn năng động, nhiệt tình trong công việc, được người dân tin tưởng, tín nhiệm”, đó là những lời khen mà đồng chí Bạch Minh Huệ, Bí thư Đảng uỷ xã Nật Sơn dành cho ông Bùi Văn Lư, Bí thư chi bộ xóm Rộc ngay khi gặp chúng tôi.
(HBĐT) - Từ miền xuôi, cô giáo Tạ Thị Nhàn lên công tác tại điểm chi lẻ của trường mầm non xã Hang Kia (Mai Châu) vào năm 2009. Thử thách đầu tiên mà cho đến giờ cô vẫn nhớ như in đó là phải tự mình điều khiển xe máy vượt qua những mỏm đá mấp mô, trơn trượt, có đoạn không tránh được buộc phải lao lên đá mà đi. Lúc đó, cảm giác sợ hãi tột cùng, cô vừa đi, vừa khóc, vừa nghĩ làm sao có thể vượt qua con đường gian nan, nhọc nhằn này. Rồi cảm giác sợ hãi cũng qua khi trái tim ấm áp của cô bắt gặp ánh mắt trong veo, hồn nhiên của lũ trẻ khi đặt chân tới ngôi trường cũ kỹ còn bộn bề thiếu thốn.
(HBĐT) - Cuộc vận động (CVĐ) toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC được xác định là CVĐ của thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác mặt trận được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát huy các phong trào, CVĐ nhân dân. Tại huyện Yên Thủy, nhiều hộ gia đình đã tích cực hưởng ứng CVĐ với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó, điển hình là hộ gia đình ông Nguyễn Sinh Châu, xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) là một trong những hộ tiểu biểu trong hoạt động tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, XĐ-GN.
(HBĐT) - Trong thời điểm khó khăn nhất vẫn đảm bảo việc làm cho trên 40 lao động địa phương với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người /tháng. Luôn thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Trong SX-KD luôn chú trọng đảm bảo VSATLĐ và bảo vệ môi trường. Có nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng NTM và hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn xã nơi doanh nghiệp hoạt động SX-KD. Đó là Công ty TNHH MTV Phương Bắc tại xóm Cỏ, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, do ông Nguyễn Phương Bắc làm Giám đốc.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của ông Phạm Xuân Toàn, khu 5, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). ông Toàn là một điển hình khắc phục hoàn cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Sau mấy năm tìm tòi, học hỏi nghiên cứu, bây giờ, gia đình ông đã có một cơ ngơi khá ổn định và phương thức làm ăn đa dạng từ trồng nấm kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Với 4ha rừng đồi, chăn thả 260 con lợn rừng, lợn bản địa, trang trại lợn rừng Thuận Linh của gia đình anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm (Lương Sơn) nổi tiếng khắp vùng về gia đình chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, gia đình anh còn có uy tín về chăn nuôi lợn rừng chất lượng, lợn “chuẩn rừng”, là đầu mối cung cấp cho các nhà hàng đặc sản và các đầu mối thu mua ở Hà Nội.