(HBĐT) - Anh Trần Văn Tuấn, phóng viên Báo Đời sống pháp luật vừa gửi thư cảm ơn tới Giám đốc Công an tỉnh bày tỏ lòng biết ơn hành động nhặt được của rơi, trả lại người mất của đồng chí Nguyễn Việt Anh, cán bộ Đội tuần tra cơ động Công an TP. Hòa Bình.
(HBĐT) - Hiện nay trên toàn huyện Cao Phong chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây có múi. Tuy nhiên, khi đến với Yên Lập ai cũng phải nhắc đến gia đình Ông Bùi Văn Sượn xóm Ngãi xã Yên Lập là người tiên phong trong việc chuyển đổi diện tích đất đồi từ làm nương rẫy trồng sắn, trồng ngô đem lại hiệu quả kinh tế thấp đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây dó trầm.
(HBĐT) - Trung bình mỗi năm lương y Bùi Văn Phượng (ảnh), xã Yên Trị (Yên Thủy) khám - chữa bệnh miễn phí cho khoảng 150 - 200 bệnh nhân với giá trị tiền thuốc lên tới 40 - 50 triệu đồng. Nhờ tấm lòng vì cộng đồng của lương y, nhiều bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người tàn tật, thương bệnh binh... đã được ông cứu sống.
(HBĐT) - Không chỉ là đảng viên gương mẫu được nhân dân trong xã tín nhiệm, quý mến, ông Bùi Văn Òn ở xóm Mát, xã Nật Sơn (Kim Bôi) còn là người đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình qua phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm...
(HBĐT) - Từ sự gợi ý của Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhà đọc sách miễn phí của đồng chí Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị được xây dựng từ năm 2014 là mô hình nhà đọc sách miễn phí đầu tiên trên địa bàn huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Trong lực lượng Công an tỉnh, ít người không biết nữ Trưởng phòng Quản lý xuất - nhập cảnh Phạm Thị Thu Thủy. Một lãnh đạo trẻ năng động, say nghề. Chị không chỉ chỉ đạo anh em mà “xắn tay áo” hỗ trợ mọi người trong công việc. Chính tác phong sâu sát, gần gũi với anh em giúp chị hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình, công việc mỗi người để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời.
(HBĐT) - Được giao nhiệm vụ phụ trách công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, trung tá Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Công an huyện Yên Thủy luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người công an cách mạng lấy 6 điều Bác Hồ dạy làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Do đó, trong mọi hoàn cảnh, anh đều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ.
(HBĐT) - Nhắc tới gia đình anh Bùi Văn Tường, xóm Đảy, mọi người trong xã Yên Lập (Cao Phong) đều biết rõ bởi gia đình anh nổi tiếng về tấm gương vượt khó, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng như ngày hôm nay, anh và gia đình anh đã trải qua những lúc khó khăn, thiếu thốn. Nhờ ý chí làm giàu, sự nhạy bén của mình, anh Tường đã mạnh dạn đầu tư vào mía trắng trên mảnh đất rộng 7ha của gia đình.
(HBĐT) - Giám đốc Công an tỉnh vừa nhận được thư khen của người dân bày tỏ lòng biết ơn, cảm phục khi nhận lại số tiền 20 triệu đồng từ các chiến sỹ Công an huyện Đà Bắc. Hành động nhặt được của rơi, trả lại người mất của các anh thể hiện tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng dân.
(HBĐT) - Trên cơ sở thống nhất giữa giải thưởng 26/3 và giải thưởng Lý Tự Trọng, từ năm 2014, giải thưởng trao tặng cho bí thư Đoàn, chi đoàn cơ sở và đoàn viên xuất sắc trong khu vực, đối tượng có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, lao động và công tác, có nhiều sáng kiến, ý tưởng được triển khai, ứng dụng trong công tác Đoàn, có uy tín và ảnh hưởng tốt trong ĐVTN… có tên gọi chính thức là giải thưởng Lý Tự Trọng. Năm 2016, Bùi Văn Cảnh, Bí thư Đoàn xã Yên Phú (Lạc Sơn) là đại diện duy nhất của tỉnh được nhận giải thưởng lần này.
(HBĐT) - Trong đời sống tâm linh đồng bào Thái có cây kiếm thờ là vật “hội tụ” linh hồn ông bà tổ tiên. Với đồng bào dân tộc Mông và một số dân tộc sống gần rừng, khẩu súng săn, con dao quắm là những vật “bất ly thân” từ nhiều đời nay. Họ dùng để bắn báo hiệu, vì nhà nọ với nhà kia cách nhau cả quả đồi. Họ dùng để bắn trong đám ma, đuổi ma tà, đưa linh hồn người chết siêu thoát.
(HBĐT) - Ông Lê Trần Chinh, quê gốc xóm Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã từng bị trắng tay sau nhiều năm kinh doanh vật liệu xây dựng. Với sự yêu thích cây trồng từ nhỏ, ông quyết định rời quê hương đi tìm hướng làm ăn mới.
(HBĐT) - Đó là thầy giáo Nguyễn Thành Hưng, giảng viên môn Triết học, trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Tính từ lần hiến máu đầu tiên thời còn là sinh viên đến hiện tại thầy Hưng đã 13 lần hiến máu tình nguyện. Thầy là người cán bộ đầu tiên của trường hiến máu nhân đạo nhiều nhất từ trước đến nay.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh chị em tại xóm Chềnh, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), năm 1987, anh Lưu Hồ Lam tốt nghiệp cấp III. Vì hoàn cảnh gia đình, anh phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ và nuôi dạy các em. Từ đó, anh đã tham gia hoạt động chi Đoàn thanh niên của xóm. Mặc dù chăm chỉ làm ăn nhưng cuộc sống gia đình vẫn thiếu thốn. Năm 2000, anh được nhân dân trong xóm tin tưởng bầu làm trưởng xóm. Bằng những hành động, việc làm cụ thể không chỉ vận động, tuyên truyền nhân dân làm đường GTNT, xây dựng nhà văn hóa, anh còn đi đầu trong tìm hướng đi mới cho phát triển kinh tế gia đình, từ đó, vận động nhân dân trong xóm làm theo.
(HBĐT) - Mặc dù đã hơn 60 tuổi nhưng ông Phạm Văn Chiến, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn sôi nổi với việc làng, việc xóm. Là một trong những hộ hiến đất nhiều nhất của xã trong xây dựng NTM, ông và gia đình luôn thấy vui với những đóng góp của mình cho sự đổi thay của làng xóm.