(HBĐT) - Hơn 10 năm trong quân đội, không biết bao nhiêu lần quyết tử với giặc. Bị thương nặng phải cắt bỏ chân trái với tỷ lệ thương tật 71%, trong người còn nhiều mảnh đạn ở vai, ở đầu nhưng thương binh Bùi Thanh Hin, xóm Vó Khanh, xã Kim Tiến ( Kim Bôi) đã vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình càng thấm nhuần lời căn dặn của Bác: “ Thương binh tàn nhưng không phế ”.
(HBĐT) - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Song (bút danh Văn Song) đã có 47 năm là cộng tác viên thường xuyên của Báo Hòa Bình. Tham gia viết Chuyện đời thường từ những ngày đầu tiên mở chuyên mục, đến nay, ông vẫn luôn là cây bút chủ lực của chuyên mục này.
(HBĐT) - Kể từ lần đầu tiên đi tham gia phong trào hiến máu đến nay, anh đã 5 lần đi hiến máu nhân đạo và là 1 trong 15 cá nhân xuất sắc của phong trào hiến máu tình nguyện năm 2011 của tỉnh. Đồng thời, anh đã được làm đại biểu đi tham dự hội nghị biểu dương toàn quốc. Anh là Lê Văn Ý – Bí thư chi bộ thôn 3/2B xã Thành Lập (Lương Sơn). Quê anh ở xã Viên An, huyện Ứng Hoà ( thành phố Hà Nội) nhưng lập nghiệp và công tác ở Hoà Bình.
(HBĐT) - Khi nhắc tới trung tá Đặng Ngọc Thạch - Đội trưởng Đội CSĐTTP về ma túy – Công an thành phố Hòa Bình, từ các đồng chí lãnh đạo tới cán bộ, chiến sỹ đều có chung nhận xét: đó là con người luôn tận tụy, trách nhiệm với công việc, mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh chống tội phạm ma túy. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với anh, tôi thấy anh thật gần gũi, cởi mở. Khác xa với hình ảnh của anh khi đối mặt với tội phạm ma túy ở một địa bàn trọng điểm của tỉnh.
(HBĐT) - Với suy nghĩ và quyết tâm lập thân - lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương, sau nhiều năm đi làm thuê, Bùi Văn Tôn ở xóm Quèn Thị - xã Cao Dương (Lương Sơn) chọn cho mình bước khởi đầu từ nghề ương thả cá giống và nuôi cá thịt.
(HBĐT) - Kể từ lần hiến máu đầu tiên vào tháng 3/2006 đến nay, anh Nguyễn Quang Tự, Bí thư Đoàn trường Trung cấp Y tế Hòa Bình đã 4 lần tình nguyện đăng ký, hiến máu cứu người bệnh. Với 250 ml máu mỗi lần, anh trở thành một trong những cán bộ, giáo viên trẻ của trường tham gia hiến máu nhiều nhất.
(HBĐT) - Trong các hoạt động chào mừng Tháng thanh niên (3/2011), các cơ sở đoàn huyện Kim Bôi đã giới thiệu không ít những mô hình hay, cách làm giỏi, sáng tạo của ĐVTN, trong đó có mô hình phát triển kinh tế trang trại của anh Quách Văn Hợp - Bí thư chi đoàn Cóc Lẫm, xã Kim Truy.
(HBĐT) - Ông yêu những đứa trẻ như chính con cháu nhà mình. Ông tin những đứa trẻ ấy là tương lai của ưuê hương. Ông là một người lính Cụ Hồ suốt đời sống, chiến đấu và cống hiến cho quê hương, dân tộc… Đó là những yếu tố để Ông Phạm Cao Tuần, hội viên Hội NCT xã Lạc Long (Lạc Thủy), tuy tuổi đã già, sức yếu vẫn sẵn sàng hiến đất cho nhà trường xây lớp học, cho xóm xây nhà văn hóa!
(HBĐT)- Nhỏ nhắn, xinh xắn, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt là ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với Bùi Linh Hoà học sinh lớp 5B, trường tiểu học Thanh Hối (Tân Lạc).
(HBĐT) - Năm nay, đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập, 80 Bí thư Đoàn cơ sở xuất sắc nhất toàn quốc đã được trao giải thưởng 26/3 này. Tỉnh ta lần đầu tiên có một cá nhân, đồng thời là 1 trong số 13 cán bộ Đoàn người dân tộc thiểu số của cả nước được riêng tặng danh hiệu cao quý ấy - anh là Bùi Văn Đồng, Bí thư Đoàn xã Nam Sơn (Tân Lạc).
(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng, xưởng sản xuất chổi chít của anh Trần Văn Điệp, ở xã Yên Mông (TPHB) xuất được từ 2,5-3 vạn chiếc chổi. Thị trường xuất khẩu ổn định đi Trung Quốc, Malaixia. Với giá bán từ 10.000 – 25.000 đồng/chiếc như hiện nay, mỗi năm doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng, trừ chi ph,í anh thu về gần 100 triệu đồng.
(HBĐT) - Vượt qua những con đèo dốc quanh co, mờ ảo trong mây mù, những Thung Khe, Thung Nhuối, chúng tôi tìm đến nhà anh Sùng A Chếnh, Phó Công an xã Pà Cò (Mai Châu) nằm giữa vườn mận đang mùa xanh lá. Uống ngụm nước chè san tuyết Pà Cò, anh Chếnh (trong ảnh) kể lại những ngày trước khi vùng đất này là thung lũng hoa anh túc.
(HBĐT) - “Nhập ngũ năm 1972, mặc dù rất muốn tham gia đoàn quân Nam tiến để cầm súng đánh đuổi giặc Mỹ nhưng sau 3 tháng huấn luyện, tôi ở lại công tác tại Tỉnh Đội Hòa Bình theo sự phân công của tổ chức. Hàng ngày làm các công việc hậu cần chi viện cho chiến trường, chăm sóc thương, bệnh binh và chi trả chế độ, chính sách cho gia đình những người đi chiến đấu. Tuy không được trực tiếp tham gia chiến đấu nơi chiến trường nhưng trong tim tôi vẫn luôn hướng về miền Nam ruột thịt.” - Đó là tâm sự chân tình của bà Nguyễn Thị Hồng, người phụ nữ luôn mặn mà với ký ức về một thời binh lửa.
(HBĐT) - Ở xóm Ngoã, xã Mai Hịch (Mai Hịch), ai cũng yêu quý, kính phục CCB Hà Văn Thườm bởi ông là hội viên gương mẫu, CCB chịu khó, cần cù điển hình về một gương CCB không cam chịu đói nghèo. ông Thườm tâm sự: Sau 7 năm phục vụ trong quân đội, từ năm 1972 - 1979, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về cuộc sống đời thường, thời gian đầu, ông gặp không ít khó khăn.
(HBĐT) - Chưa từng qua một khoá học nào về nhạc lý, thẩm âm chỉ bằng cảm giác, ông Khà Văn Ư, 70 tuổi ở bản Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã chế tác ra những chiếc khèn bè của dân tộc Thái như thế. Nhiều người nói ông có tài hoa của người nghệ sĩ, có chất đặc biệt của người nghệ nhân, nhưng ông chỉ dám nhận mình là người yêu văn hoá dân tộc Thái.