(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, đối với ba mẹ con chị Trần Thị Loan, thôn Đồng Bầu, xã An Bình (Lạc Thủy) luôn lo lắng, buồn, vui lẫn lộn. Lo bởi ngôi nhà mà ba mẹ con chị ở đã xuống cấp nghiêm trọng và chị có kế hoạch xây dựng ngôi nhà mới khang trang hơn cho các con ở. Kế hoạch là thế nhưng nhẩm đi, tính lại, số tiền tích cóp của ba mẹ con không đủ làm nhà trong khi con trai lớn của chị bước vào cuối cấp, chuẩn bị ôn thi đại học, cậu con trai út chuẩn bị vào THCS, tiền sách vở, sinh hoạt hàng ngày đều dồn vào đồng áng và đi làm thuê của chị (chồng chị đã mất cách đây mấy năm rồi. Khó khăn là vậy nhưng ngôi nhà vách đất của ba mẹ con cũng sắp sập đến nơi, không xây mới không thể ở được.
(HBĐT) - Thời điểm năm 2007, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dần mai một, dường như chỉ còn lại trong ký ức hối tiếc của người già. Mấy mươi năm gắn bó với công việc người cán bộ văn hóa huyện, bà Bùi Thị Lan Phương, xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) có dịp gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người, trong đó có những nghệ nhân tuổi đã cao, sức đã yếu trăn trở về lớp con cháu không còn mặn mà với nét văn hóa khi xưa.
(HBĐT) - Thân thiện, dễ gần là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với chị Phạm Ngọc Hoa, Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Động giàu truyền thống anh hùng, năm 1987, tốt nghiệp trường Cđ Sư phạm Hòa Bình, chị được nhận về dạy tại trường tiểu học Lập Chiệng, sau đó là trường tiểu học Hợp Kim (Kim Bôi), năm 2005 chị được đề bạt làm Hiệu phó trường tiểu học Hợp Kim..., đến năm 2011, chị được điều chuyển làm Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi và sau đó làm Chủ tịch LĐLĐ huyện. Trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở cương vị nào, chị đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, dành hết tâm huyết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Nghĩa trang liệt sĩ TPHB là nơi an nghỉ, tôn vinh những người con vinh quang của Tổ quốc, các anh đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch giải phóng Hòa Bình, đông xuân 1951 - 1952. Tọa lạc ở vị trí trung tâm ngã ba đường Điện Biên Phủ nối với đường Nguyễn Huệ, tuy nằm giữa trung tâm náo nhiệt nhưng khuôn viên nghĩa trang luôn giữ được sự yên tĩnh, linh thiêng của cõi vĩnh hằng. Thầm lặng trông coi, chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ TPHB suốt 19 năm qua là bà Nguyễn Thúy Lan ở tổ 3, phường Phương Lâm (TPHB).
(HBĐT) - Tại hội nghị gặp mặt nữ CNVC tiêu biểu do Hội LHPN tỉnh tổ chức mới đây có một đại biểu đã gây được sự chú ý đặc biệt. Với dáng người nhỏ nhắn, lối nói chuyện chân thật, chị đã làm cho nhiều người cảm phục nghị lực vươn lên của mình. Đó là chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân trực tiếp sản xuất tại đơn vị đội Tân Phong Công ty TNHH MTV Cao Phong, người nhiều năm đạt “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiêu biểu huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Lan Phương, Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn, xã Mãn Đức (Tân Lạc) vừa được trao biểu tượng vàng “Doanh nhân Văn hóa - nữ tướng thời bình năm 2014” tại chương trình giao lưu nghệ thuật “Khi người phụ nữ là cánh chim đầu đàn” do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam tổ chức.
(HBĐT) - Bà Phạm Thị Nhuận – Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận (thành phố Hòa Bình) vừa được trao cúp Bông hồng vàng tại lễ tôn vinh nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp tổ chức hôm 1/3.
(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tăm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Sào Đông, xã Sào Báy (Kim Bôi), một trong những phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện Kim Bôi được tham gia hội nghị biểu dương phụ nữ làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2013 của Hội LHPN tỉnh. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ nghề đan dây rừng xuất khẩu của chị thiết thực và hiệu quả tại một vùng quê thuần nông.
(HBĐT) - Đối với người vùng cao Thung Rếch, ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả là cách để làm giàu bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ nhưng với suy nghĩ khác, ông Nguyễn Xuân Thanh ở xóm Thung Dao, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng trên 3 ha cam.
(HBĐT) - Xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) hiện có 94 hộ gia đình với 376 khẩu. Những năm 2000, xóm từng được biết đến là xóm 2 không: không có nhà văn hóa, không có đường bê tông, đường điện lưới do nhân dân tự góp tiền mua cột, mua dây mắc vào nhà. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, bộ mặt xóm thua kém nhiều so với các xóm khác trên địa bàn xã. Trước thực tế đó, năm 2007, khi được bà con bầu làm Trưởng xóm, ông Bùi Trung Trực đã trăn trở với việc xác định những việc cần làm ngay và từng bước thực hiện.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm gia đình hội viên phụ nữ năng động, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Đó là gia đình chị Quách Thị Như ở phố Rạnh, xã Đông Bắc. Gặp chị đúng thời điểm Công ty của gia đình chị đang bận rộn trả hàng về Tổng Công ty nhưng chị rất niềm nở, khéo léo sắp xếp công việc hợp lý rồi tiếp chúng tôi thật chân tình, thân thiện.
(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết trao giải cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 4, năm 2013, có một giải pháp đã làm nhiều đại biểu tại hội trường khâm phục xen lẫn bất ngờ. Khâm phục bởi tính hiệu quả và ứng dụng cao của giải pháp trong sản xuất. Bất ngờ bởi tác giả của giải pháp nặng tính kỹ thuật ấy không phải của một kỹ sư tài năng nào đó mà lại là một nữ công nhân. Cô gái với những điều bất ngờ ấy chính là Phan Thị Ngọc Tú, công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R - Việt Nam với giải pháp “Thay đổi quy cách đá mài áp dụng trong gia công thấu kính quang học nhằm tăng hiệu xuất sử dụng đá mài tiết kiệm chi phí sản xuất”.
(HBĐT) - Gần như gắn bó cả cuộc đời với nghề quản giáo, trung tá Nguyễn Khắc Hùng, Phân trại trưởng Trại tạm giam - Công an tỉnh thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng phạm trọng tội. Tuy nhiên, khi biết mình mang án tử hình những kẻ hung hăng, hiếu chiến kia trở lại với chính con người thật của mình. Họ sợ hãi, lo lắng, thậm chí không ăn, không ngủ khi cái chết treo lơ lửng. Trách nhiệm của người quản chế như trung tá Hùng là cảm hóa, giáo dục để họ ăn năn, hối cải, đón nhận cái chết một cách êm ái, nhẹ nhàng.
(HBĐT) - Tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” do Công đoàn giáo dục tỉnh tổ chức, phần tham luận, trao đổi kinh nghiệm của cô giáo Đỗ Thị Như Quỳnh, trường THCS Kim Đồng, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) (ảnh) đã thu hút đươc sự quan tâm của nhiều người. Một cô giáo trẻ, nhẹ nhàng, duyên dáng nhưng ẩn chứa những cố gắng, nỗ lực bền bỉ đáng khâm phục. Không chỉ giỏi việc trường, cô còn thu xếp chăm lo gia đình để mọi việc suôn sẻ, đi vào nền nếp.
(HBĐT) - 5 năm liền (2008 - 2012), Trần Thị ái Hương, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh luôn giữ vững danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trên cương vị Bí thư chi bộ, chị gương mẫu trong mọi hoạt động; quan tâm phát triển Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; củng cố vai trò lãnh đạo của chi bộ. Trên cương vị Giám đốc, chị luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn của đơn vị, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử.