(HBĐT) - Xã Phú Thành hiện đang là một trong những vùng trọng điểm trồng cam, năng suất, sản lượng cũng như vị thơm ngon đặc trưng riêng của vùng đất Lạc Thủy. Đi đầu trong phong trào không thể không nói đến khu trang trại cam của một phụ nữ được mệnh danh là "Vua cam V2” trên vùng đất anh hùng này. Đó là trang trại của gia đình chị Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành, Lạc Thủy.

Gia đình tiên phong sản xuất chổi chít ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Về xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn), nhắc đến người làm chổi chít giỏi, ai cũng biết đến vợ chồng anh Ngô Quang Khương đã có gần 20 năm trong nghề với cơ ngơi đồ sộ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua biết bao thăng trầm, có những lúc tưởng như bỏ cuộc.

Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường

(HBĐT) - Từ lâu nay, Bảo tàng di sản Văn hóa Mường trở thành địa điểm thăm quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thực sự là địa điểm bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Mường, góp phần làm cho văn hoa Mường thăng hoa, phát triển. Bảo tàng được xây dựng tại tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, có không gian yên tĩnh, nằm ở lưng chừng ngọn đồi thấp, có các khe lạch tạo thành những dòng suối nhỏ róc rách ngày đêm. Địa điểm, khung cảnh phù hợp với xây dựng nhà, cũng như sinh hoạt, sản xuất của người Mường.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Anh Đỗ Đức Võ, xóm 23/9, xã Liên Sơn (Lương Sơn) khởi nghiệp từ năm 2008 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng. Để có nguồn vốn khởi nghiệp, anh phải huy động anh em, họ hàng, vay Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư cho mô hình kinh tế tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ). Sau 9 năm khởi nghiệp với niềm đam mê, sự nhạy bén với thị trường, đến nay, thu nhập của gia đình anh đạt 1,3 tỷ đồng/năm.

Khởi nghiệp từ kinh doanh thực phẩm sạch

(HBĐT) - Đang công tác ở Hội Nông dân tỉnh, công việc tưởng cứ thế tiếp diễn êm đềm, anh Trần Văn Tường bất ngờ chuyển sang ngã rẽ khác: Tự đứng ra mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch.

9X làm giàu nhờ ghép thành công cây dổi

(HBĐT) - Mặc dù còn khá trẻ nhưng với tinh thần ham học hỏi, sự cần mẫn, anh Bùi Văn Manh, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã thành công với mô hình vườn ươm dổi ghép. Những cây dổi ghép cung cấp cho thị trường đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.

“Để thành công, thất bại là điều không tránh khỏi…”

(HBĐT) - Đó là chia sẻ gây ấn tượng mạnh của Bùi Văn Huế, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) tại diễn đàn thanh niên Hòa Bình sáng tạo - khởi nghiệp do BTV Tỉnh Đoàn tổ chức vào tháng 3/2017. Huế được biết đến là người trải qua không ít lần thất bại, song đến nay đã tìm cho mình hướng phát triển kinh tế hiệu quả và trở thành triệu phú khi mới 26 tuổi.

Nuôi hươu lấy nhung - làm chơi, kiếm tiền thật

(HBĐT) - Dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thấp nhưng mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Thỉnh, phố Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) cho thu nhập hơn 200 triệu đồng nhờ bán nhung hươu. Mô hình nuôi hươu lấy nhung của ông khá mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều vật nuôi khác tại địa phương.

Cô giáo phát triển kinh tế từ trồng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng đi không mới đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn, song điều đáng ghi nhận lại là mô hình của gia đình cô giáo tiểu học. Năm nay 43 tuổi, ngoài làm tốt nhiệm vụ ở cơ quan, trong 3 năm trở lại đây chị Đỗ Thị Miên - giáo viên trường tiểu học Vũ Lâm hiện thường trú tại phố Lâm Hoá, xã Vũ Lâm là chủ vườn đồi rộng 3 ha trồng cây ăn quả có múi gồm bưởi da xanh, cam lòng vàng, cam Canh...

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp

(HBĐT) - Với mô hình sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh vật liệu xây dựng thành công, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương, anh Bùi Minh Phúc, xóm Đa, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được biết đến là tấm gương điển hình trong sản xuất - kinh doanh giỏi.

Làm giàu từ trồng rau hữu cơ

(HBĐT) - Những ngày giữa tháng 10, chúng tôi có mặt tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Người dân trong xã phấn khởi, tự hào về người phụ nữ cần cù, dám nghĩ, dám làm đó là chị Hoàng Bích Thùy, xóm Gừa. Chị Thùy là 1 trong 50 nông dân tiêu biểu toàn tỉnh được biểu dương tại Hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh năm 2017.

Khởi nghiệp từ mô hình V.A.C và sản xuất thực phẩm sạch

(HBĐT) - Với khát vọng của tuổi trẻ, tận dụng lợi thế của địa phương, anh Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn vay vốn, mở rộng sản xuất với mô hình V.A.C mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mạo hiểm với giống cây ăn quả mới

(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm... dám mạo hiểm để xây dựng thương hiệu cây ăn quả "độc và lạ”, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện Lương Sơn, anh Hà Huy Quang ở thôn Đồng Quýt, xã Hòa Sơn đã đem giống táo, mít… đặc sản ở Thái Lan trồng thử nghiệm tại xã. Sau hơn 1 năm trồng thí điểm, vườn cây ăn quả đã cho thu bói và hứa hẹn đem về "quả ngọt” trong tương lai không xa.

Người con gái Thái tâm huyết khôi phục nghề dệt kết hợp du lịch làng nghề

(HBĐT) - Cô gái dân tộc Thái Lò Thị Dị, sinh ra và lớn lên ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Từ thủa ấu thơ, Dị đã được mẹ, được bà truyền dạy nghề dệt của dân tộc mình. Cho đến lúc trưởng thành, mơ ước phát huy những giá trị tinh hoa thổ cẩm, giữ gìn, tôn vinh bản sắc truyền thống thôi thúc Dị khôn nguôi.

Sùng Y Múa làm du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Tốt nghiệp trường trung cấp y tế tỉnh, cô gái người Mông Sùng Y Múa - xã Pà Cò về làm y sĩ sản nhi tại trạm y tế xã Hang Kia (Mai Châu) và lập nghiệp ở đây. Tại đây, Y Múa thấy người bản Lác (xã Chiềng Châu) đưa khách nước ngoài lên xã Hang Kia tăng theo từng năm, phát hiện này gợi mở cho chị hướng phát triển kinh tế gia đình. Năm 2008, vợ chồng chị vay vốn ngân hàng đầu tư làm du lịch với hy vọng góp phần cùng mọi người trong xã chống lại đói nghèo, tảo hôn và tệ nạn ma túy.