(HBĐT) - Với niềm đam mê lan rừng, cách đây 8 năm, từ người làm nghề sửa xe máy và buôn bán xe máy cũ, anh Hoàng Ngọc Định ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã bỏ công việc gắn bó với mình, quyết định rẽ hướng khởi nghiệp trồng hoa lan.

Chàng thanh niên thành công với mô hình gia công may mặc

(HBĐT) - Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy khâu. Tuy nhiên do chịu khó học hỏi, tìm tòi, anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã thành công với mô hình xưởng may gia công quần áo. Qua đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Mỹ Thành (Lạc Sơn): 
Mật ong Thành An – bước khởi đầu xây dựng sản phẩm đặc trưng

(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.

Chuyện về những ông chủ “rừng” bưởi trên núi Khả

(HBĐT) - "Cả 4 chúng tôi từng phải ôm nhau khóc giữa núi rừng hoang vu, cô tịch. Bởi sức người có hạn nhưng khó khăn thì vô hạn”. Xoa đôi bàn tay dầy nốt chai, sần, hướng ánh mắt về phía vườn bưởi Diễn đang mùa trĩu quả vàng óng, ông Bạch Công Thế ở xóm Khả Trên, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) mở đầu câu chuyện về con đường làm giàu ở vùng đất nhìn đâu cũng thấy khó khăn, trắc trở một cách tự nhiên, chân chất như chính những con người nơi đây vậy.

Phụ nữ xóm Hạnh Phúc khởi nghiệp với bánh gai

(HBĐT) - Bánh gai xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) nổi tiếng với hương vị truyền thống, chất lượng tuyệt hảo. Nhằm nâng tầm sản phẩm truyền thống của địa phương, đưa hương vị thơm, ngọt của bánh gai tới khắp vùng miền, đồng thời nâng cao thu nhập, xóa đói - giảm nghèo, tổ hợp tác sản xuất bánh gai xóm Hạnh Phúc đã được thành lập với thành viên là các chị em đam mê làm bánh.

Câu chuyện khởi nghiệp của “nữ tướng” ngành thương mại

(HBĐT) - Bản thân chị - "nữ tướng” Phạm Thị Nhuận (ảnh), Giám đốc Công ty CP thương mại Định Nhuận (tổ 5, đường Lê Thánh Tông, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) cũng thừa nhận đã dấn bước thương trường là phải chấp nhận "lao tâm, khổ tứ”. Bằng bản lĩnh của người phụ nữ kinh qua trường đời tôi luyện, cáng đáng trách nhiệm đảm bảo đời sống của gần 200 lao động, chị đã mang trí tuệ, tâm đức của mình quản lý, điều hành doanh nghiệp phát triển, trở thành doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hàng đầu của tỉnh.

Cô giáo đam mê với nghề làm đẹp

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Thùy Dung, phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình) chia sẻ: Có niềm đam mê, có kiến thức về nghề, có chiến lược kinh doanh cụ thể, xác định dịch vụ mũi nhọn trong spa, xây dựng thương hiệu uy tín là 5 yếu tố quyết định thành công của Ryby spa.

Thu nhập tiền tỷ từ chăn nuôi gia công cho Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam

(HBĐT) - Được lãnh đạo huyện Lương Sơn giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2 B, xã Thành Lập. Ông Lâm là điển hình trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Trải qua nhiều khó khăn, vất vả, ông Lâm đã thành công với mô hình chăn nuôi gia công cho Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam.

Từ Út Hạnh đến doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh

Bài 3 - Từng bước đưa Đông trùng hạ thảo Mai châu ra thị trường

(HBĐT) - Trên thị trường hiện nay, Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) nhập khẩu có giá "siêu đắt”, khoảng từ 1 - 2 tỷ đồng/kg sấy khô, còn các thương hiệu ĐTHT được nuôi trồng tại Việt Nam thì chưa có chỗ đứng. Đặc biệt, niềm tin của khách hàng vào sản phẩm chưa cao do người tiêu dùng chưa có đầy đủ thông tin về sản phẩm, do đó ĐTHT vẫn khá xa lạ với số đông người tiêu dùng. Thực tế này đã đặt ra nhiều thử thách cho doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Từ Út Hạnh đến doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh

Bài 2 - Ngã ở đâu đứng dậy ở đó

(HBĐT) - Quyết định từ bỏ công việc Nhà nước gắn bó nhiều năm. Dốc sức, dốc tiền khởi nghiệp cách xa nhà gần 2.000 km. Nhớ con, trăn trở trách nhiệm với gia đình. Và thất bại! Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) chết hàng loạt vì cái nóng đốt cháy da thịt của đất Mai Châu những ngày tháng 5. Út Hạnh tưởng như trắng tay!

Từ Út Hạnh đến doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh

(HBĐT) - 8,8 tỷ đồng đã được chị "liều lĩnh” đổ xuống mảnh đất Thung Khe, quanh năm sương mù bao phủ, bốn bề núi đá nhấp nhô. Để theo đuổi dự án khởi nghiệp của mình, cứ tối thứ sáu là chị Huỳnh Châu Hạnh (thường trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đáp chuyến bay TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội và lên đến Mai Châu khi trời mờ sáng. Dành trọn 2 ngày cho trang trại Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) - Herbal King Mai Châu (tại xóm Thung Khe, xã Thung Khe, huyện Mai Châu). Đêm chủ nhật chị lại bay ngược vào TP Hồ Chí Minh để sáng hôm sau trở về với công việc cơ quan cũng như chăm sóc gia đình. Như "cô gái lấm bùn”, sau hơn 1 năm được chăm chút, gột rửa, đỉnh Thung Khe giờ đây rực rỡ sắc hoa 3 miền, ngát hương thơm từ những cốc trà ĐTHT. Út Hạnh đã góp phần mang đến cho cửa ngõ Mai Châu luồng sinh khí tươi mới, tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư tìm đến với Mai Châu.

Anh Hoàng Văn Giang làm giàu từ trồng dổi

(HBĐT) - Yêu đất, yêu cây, tư duy khác với nhiều người, sau hơn chục năm, anh Hoàng Văn Giang đã sở hữu vườn dổi 400 cây, được xem có quy mô lớn nhất vùng đất Lạc Sơn. Ngoài ra, gia đình anh nuôi hàng trăm con lợn bản địa, trồng 2 ha cam lòng vàng đang ở thời kỳ kinh doanh. Mô hình kinh tế này đang vận hành đúng quỹ đạo và chỉ trong ít năm nữa, anh Giang có thể thu nhiều tỷ đồng từ bán hạt dổi.

Kỹ sư trẻ thu hàng trăm triệu đồng từ vườn ươm cây đặc sản

(HBĐT) - Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư loại khá, anh Bùi Văn Tường, xóm Sung 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã lựa chọn con đường khởi nghiệp tại quê hương với mô hình chọn và nhân giống cây dổi, cùng một số loại cây đặc sản khác ở địa phương. Sau 5 năm, với sự cần cù, chịu khó, vườn ươm đã đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho chàng kỹ sư trẻ người Mường.

Sáng tạo sản phẩm gỗ lũa có giá trị nghệ thuật chinh phục thị trường

(HBĐT) - Sinh ra ở Nam Định, lên vùng đất Lâm Sơn (Lương Sơn) lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, với tình yêu thiên nhiên, đam mê nghệ thuật, chịu thương, chịu khó, anh Đoàn Xuân Thành đã trở thành chủ cơ sở sản xuất gỗ lũa, tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của những khách hàng khó tính, đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ở địa phương.

Người “nghĩ khác” ở Bình Thanh

(HBĐT) - Từ hơn 1.000 m2 đất ruộng một vụ chỉ đủ gạo ăn, chị Nguyễn Thị Thương ở xóm Giang, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã chuyển sang trồng các loại rau thơm cung cấp cho thị trường TP Hoà Bình. Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn cho thu nhập ổn định gấp 2-3 lần trồng lúa.