(HBĐT) - Tốt nghiệp cấp III, Hà Minh Vương ở xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) đã lựa chọn phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình VAC là con đường lập nghiệp. Được bố mẹ ủng hộ, Vương cùng gia đình bắt tay vào "công cuộc” cải tạo 2 ha đất dồi dốc, sỏi đá dưới chân núi thành vườn cây trái xanh tốt.
Tư duy, cách làm mới trong lĩnh vực công nghiệp - du lịch
(HBĐT) - Sau khi "thắp lên ngọn lửa” cho diện mạo công nghiệp của tỉnh, doanh nhân Vũ Duy Bổng tiếp tục dành nhiều tâm sức, nguồn lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch. Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, mong muốn góp sức khai thác tiềm năng lợi thế tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Bằng tầm nhìn, tư duy dài hạn, ý chí và nghị lực dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản An Thịnh Hòa Bình đã biến những bất lợi, khó khăn, thành lợi thế tạo bước "đột phá” đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn để thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, ông tiếp tục dành tâm lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tạo nên sự thay đổi về chất của Công ty CP Du lịch Hòa Bình, theo đuổi định hướng, mong muốn góp sức xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Trước năm 2012, với 2 ha đất đồi dốc, gia đình Bùi Thị Tâm, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) trồng keo mất 5 - 7 năm chỉ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Trước thực trạng đó, cô gái sinh năm 1994 Bùi Thị Tâm với khát khao vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương đã không ngừng học hỏi, tìm tòi trồng cây gì cho phù hợp với đất đồi quê nhà. Sau thời gian trồng thử nghiệm nhiều giống cây, Tâm nhận thấy cây cam phù hợp với đất đồi nên đã quyết định trồng cam với hình thức xen nhiều giống cam khác nhau.
(HBĐT) - Có 2 ha đất nhưng Bùi Văn Tươi, Bí thư Đoàn xã Dũng Phong (Cao Phong) không tập trung vào cây cam giống như những người dân trong vùng mà anh đã mạnh dạn đưa cây bưởi Diễn, gấc nếp, gừng, mía tím vào canh tác. Với cách nghĩ, cách làm khác, Bùi Văn Tươi đã có những mô hình phát triển kinh tế thành công...
(HBĐT) - Mảnh đất rộng hơn 2 ha nằm giữa xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn của anh Hoàng Thanh Giang có vị trí đắc địa. Đất bằng phẳng, có đường giao thông, điện, nước thuận tiện. Đây là yếu tố quan trọng để làm nông nghiệp. Anh Giang đã không chọn cây bưởi, cam, chanh để trồng mà chọn cây dổi. Một loại cây đặc sản nhưng phải chờ "mỏi mắt” mới được thu hoạch.
(HBĐT) - "Em đã từng ước mơ sẽ trở thành giáo viên thể dục, sau đó làm việc và sinh sống ở Hà Nội. Em mất hơn 6 năm để thực hiện ước mơ này và đã thất bại. Chán chường trở về quê hương Ngọc Lâu, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, mạnh dạn vay vốn, tích cực tìm tòi và chăm chỉ làm ăn, đến nay, em đã có đàn bò sinh sản, hơn 2 ha bưởi cho thu bói và 2 ha mía, thu nhập trừ chi phí còn lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Làm giàu trên quê hương mình vẫn an toàn hơn cả” - Đó là chia sẻ chân tình của thanh niên Bùi Văn Thành xóm Xê 1, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) về chặng đường phát triển kinh tế khá thăng trầm của mình.
(HBĐT) - "Chim lạc đà” là tên gọi khác của giống đà điểu mà vợ chồng anh chị Phan Sỹ Hải và Lê Hải Yến mạnh dạn đưa về nuôi tại xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). Mặc dù mỗi người đều có một công việc riêng nhưng với ý chí làm giàu, vợ chồng chị Yến đã "bén duyên” với loài chim cao cổ này.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện nay có hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở các xóm, xã vùng sâu, vùng xa đã năng động, sáng tạo trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Bùi Văn Tĩnh ở xóm Rộc, xã Nật Sơn là một trong những điển hình như thế. Mới bước sang tuổi 31 nhưng Bùi Văn Tĩnh đã có một nền tảng khá vững chắc. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế đã giúp gia đình anh không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Được sự giới thiệu của Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi đến thăm trang trại tổng hợp của anh Bùi Văn Tám ở xóm Khoang, là một trong những điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi của xã.
(HBĐT) - Gần 3 tháng trở lại đây, người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã quen với bóng dáng những con đà điểu cao lênh khênh trong một gia trại tại xóm Lục 2. Chúng tôi đến tìm hiểu và càng bất ngờ hơn khi chủ gia trại là anh Bùi Văn Vính, trưởng xóm Lục 2, chàng trai 9x đầy nhiệt huyết và năng động.
(HBĐT) - "Anh Ba thỏ” là biệt danh mọi người đặt cho anh Nguyễn Văn Ba, sinh năm 1990, trú tại xóm Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy), người thành công với mô hình chăn nuôi thỏ, bước đầu đem lại nguồn thu nhập ổn định và đang từng bước vươn lên làm giàu.
(HBĐT) - Học hành tử tế, có công việc ổn định ở cơ quan Nhà nước, bất ngờ tai ương ập xuống Lê Huy Tích. Anh sống đi, chết lại nhiều lần, trở thành người tàn phế, thường trực nỗi đau thể xác, tinh thần. Đã nhiều lúc anh muốn tìm cách tự giải thoát. ấy vậy mà Lê Huy Tích đã bền bỉ vượt lên số phận nghiệt ngã trở thành chủ cửa hàng chế tạo xe lăn, sửa chữa xe điện, tạo việc làm cho những người không may mắn, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho không chỉ những người khuyết tật trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ năm 2011, những cây cà gai leo đầu tiên được trồng tại đồng đất Yên Thủy. Đây là loại dược liệu quý, nhiều công dụng, được dân gian sử dụng hỗ trợ điều trị, chữa các bệnh về gan, giải rượu, chữa đau nhức xương... Tuy nhiên, khi diện tích trồng cà gai leo mở rộng, vấn đề đầu ra cho sản phẩm trở thành bài toán khó cho người nông dân. Đứng trước thực tế đó, cô gái trẻ Nguyễn Thùy Linh (khu phố 12, thị trấn Hàng Trạm) đã mạnh dạn thực hiện dự án "Trồng, bảo tồn gen dược liệu quý; sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu”. Địa điểm được Linh chọn lựa để thực hiện dự án là xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy. Mục tiêu được dự án đặt ra là phát triển và bảo tồn giống dược liệu quý; mang sức khỏe đến cho cộng đồng và tiêu thụ sản phẩm do nhân dân làm ra.
(HBĐT) - Với chị Dương Thị Bin, xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ là nghề mà còn là niềm đam mê. Chị luôn mong nghề dệt thổ cẩm được bảo tồn và phát triển ngay trên quê hương mình. Chính tình yêu của chị với thổ cẩm đã thắp lên niềm tin cho thế hệ trẻ tiếp nối nghề truyền thống.