(HBĐT) - Tên gọi Lạc Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886, là một trong bốn phủ của tỉnh Mường (sau là tỉnh Hoà Bình) là: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Dân cư của phủ Lạc Sơn lúc này có khoảng 3 vạn người (dân tộc Mường chiếm khoảng 80%). Năm 1908, phủ được gọi là châu. Châu Lạc Sơn được phân thành 4 tổng đó là: tổng Lạc Thành, tổng Lạc Đạo, tổng Lạc Nghiệp và tổng Lạc Thiện có 52 xã. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ châu được đổi thành huyện.
Màn đồng diễn tại Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Lạc Sơn.
Tháng 10/1957, huyện Lạc Sơn được tách ra thành 2 huyện là huyện Lạc Sơn và huyện Tân Lạc. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện Lạc Sơn có 28 xã và 1 thị trấn được ổn định. Lạc Sơn có diện tích đất tự nhiên trên 581 km2, là nơi sinh sống của cộng đồng 6 dân tộc, dân số trên 14,2 vạn người, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 90%. Căn cứ theo địa hình có thể chia huyện thành 3 vùng thấp, vùng sâu và vùng cao.
Lạc Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Sông Bưởi cùng với 3 nhánh suối là nguồn tài nguyên nước quan trọng nhất ở huyện, cung cấp nước cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Lạc Sơn có tiềm năng tương đối lớn về lâm nghiệp. Lạc Sơn có cảnh quan thiên nhiên huyện khá đẹp với nhiều núi đá, hang động như: Hang Trại (Tân Lập) từng được xác định là địa điểm cư trú, chế tác lao động công cụ của người nguyên thủy. Còn mái đá làng Vành (xã Yên Phú) đã được tổ chức khai quật vào năm 1929 và tìm được 951 hiện vật, có dấu tích của nền Văn hóa Hòa Bình. Lạc Sơn còn có di tích lịch sử cách mạng (chiến khu Mường Khói ở xã Ân Nghĩa).
Trước cách mạng tháng Tám cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, ở Lạc Sơn tồn tại chế độ lang đạo hà khắc. Những cũng tại nơi đây, ngọn lửa cách mạng đã được nhen nhóm, gây dựng và thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Lạc Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh giành được chính quyền về tay nhân dân, ngày 20/8/1945. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng bộ và nhân dân Lạc Sơn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương đã động viên hàng ngàn ngơười con ơưu tú tham gia chiến đấu dũng cảm và phục vụ chiến đấu, lập công xuất sắc. Toàn huyện có 1.041 liệt sỹ; 664 thương, bệnh binh; 3 gia đình có công với nươớc; có 54 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có hàng ngàn người được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương. Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cho huyện Lạc Sơn và 9 xã, 1 thị trấn. Nhân kỷ niệm 130 năm thành lập huyện (2016), huyện Lạc Sơn đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
Trong hành trình 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh, huyện Lạc Sơn có những đóng góp quan trọng. Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hoà Bình, Đảng bộ, nhân dân huyện Lạc Sơn đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Kế thừa và phát huy kết quả của những nhiệm kỳ trước, trong 5 năm qua (2010 - 2015) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, kinh tế từng bước vượt qua khó khăn. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,76%, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 30,5 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 19,5%. Chương trình được sự quan tâm, đến nay, toàn huyện có 3 xã được công nhận xã đạt danh hiệu NTM (xã Vũ Lâm, Liên Vũ và xã Nhân Nghĩa). Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân đồng tình ủng hộ, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, nét bản sắc văn hóa dân tộc Mường được khẳng định trong cuộc sống thường ngày tại mỗi xóm, bản, KDC. Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, toàn huyện có 29 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; có 11/29 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; các chương trình xóa đói, giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng, huyện luôn đẩy mạnh phong trào đền ơn, đáp nghĩa. Thế trận QP-AN được xây dựng và củng cố vững chắc. Vị trí, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, quản lý Nhà nước của chính quyền, tập hợp vận động quần chúng của mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng lên.
Hướng tới bước phát triển mới, huyện đã và đang phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng năng suất nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững. Tiếp tục thực hiện NTM; huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát huy tiềm năng, lợi thế, thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, giải quyết việc làm, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Mọi nỗ lực của huyện Lạc Sơn đều hướng tới xây dựng huyện vững mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, giàu bản sắc văn hóa và mạnh vể quốc phòng, an ninh.
Bùi Văn (tổng hợp)
(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, Kinh lược Bắc Kỳ ký Nghị định thành lập tỉnh Mường gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ, tỉnh lỵ đặt tại chợ Bờ.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 có nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức lồng ghép. Trong đó, ngoài những sự kiện đã diễn ra như Giải Vô địch xe đạp đường trường toàn quốc; đăng cai tổ chức Liên hoan âm nhạc các tỉnh miền núi phía Bắc tại Cung Văn hóa tỉnh; Giải quần vợt tỉnh Hòa Bình mở rộng (gồm 17 tỉnh) tại TP Hòa Bình còn có các hoạt động chính như sau:
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về Xét tặng giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016.
(HBĐT) - Hướng tới Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 và Văn bản số 1197/UBND-NC ngày 21/9/2015 về tổ chức phong trào thi đua, phát động phong trào thi đua với chủ đề “Thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp trong công tác, lao động sản xuất và học tập góp phần vào sự nghiệp phát triển KT -XH trên địa bàn tỉnh”. Những nội dung, giải pháp thi đua cụ thể được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT -XH tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thời gian thi đua từ ngày 1/10/2015 - 31/9/2016. Thời gian qua, phong trào đã có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và đạt được những hiệu quả thiết thực.
(HBĐT) - Trong 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh, lực lượng Công an trong tỉnh đã nỗ lực đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo ổn định chính trị và sự bình yên của nhân dân; TTATXH được giữ vững, không có điểm nóng và xảy ra đột xuất bất ngờ, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm hình sự và tai - tệ nạn xã hội; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển rộng khắp, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT -XH của tỉnh.
(HBĐT) - Cùng với ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), kiến trúc nhà cửa, ẩm thực, nét phong tục, tập quán, lễ hội, đời sống văn hóa tinh thần… thì trang phục dân tộc đã làm nên nét bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nhìn trang phục những người phụ nữ có thể nhận ra sắc màu các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… Với sự đa dạng và phong phú đó, trong các hội, lễ tết, niềm vui của mọi người dân được nhân lên rất nhiều khi nhìn thấy những sắc màu, kiểu cách, trang phục của các chị, các em…