(HBĐT) - Vùng đất Lạc Thủy xưa thuộc huyện Xích Thổ, trấn Thiên Quan. Đến thời nhà Lê, Lạc Thủy thuộc huyện Yên Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Năm 1886, tỉnh Mường được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Năm 1896, khi tỉnh Mường được đổi tên thành tỉnh Hòa Bình gồm 4 châu (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà), khi đó, huyện Lạc Thủy thuộc châu Lạc Sơn.
Huyện Lạc Thủy có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa cùng nhiều điểm tham quan, thưởng ngoạn hấp dẫn, tiền đề cho hoạt động du lịch ngày càng khởi sắc. ảnh: Một cảnh trong lễ hội Chùa Tiên (Phú Lão).
Năm 1908, huyện Lạc Thủy được Pháp cắt chuyển về tỉnh Hà Nam. Năm 1953, ủy ban hành chính Liên khu 3 đã quyết định chuyển huyện Lạc Thủy về tỉnh Hòa Bình và cắt 5 xã thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình sáp nhập vào huyện Lạc Thủy. Năm 1964, Chính phủ ra quyết định chia tách huyện Lạc Thủy thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy. Sau nhiều biến động về chia tách, sáp nhập, đến nay, huyện Lạc Thủy có 15 xã, thị trấn. Huyện hiện có trên 64.300 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 65%, dân tộc Mường chiếm 34,5%...
Huyện Lạc Thủy là miền đất giàu tiềm năng, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi trong phát triển KT -XH. Lạc Thủy cũng là nơi có các danh thắng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di tích lịch sử, văn hóa độc đáo; có nhiều di chỉ khảo cổ quý giá gắn với sự ra đời của nền Văn hóa Hòa Bình. Động Tiên (xóm Lão Nội -Phú Lão), hang Đồng Thớt (thị trấn Thanh Hà) là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hang Luồn thuộc thị trấn Chi Nê; quần thể hang động khu vực chùa Tiên thuộc xã Phú Lão; quần thể hang động danh thắng núi Niệm thuộc xã Phú Thành là di tích danh thắng cấp quốc gia. Địa điểm Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê (1946-1947) thuộc xã Cố Nghĩa là di tích lịch sử cách mạng. Huyện cũng có nhiều di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh như: Tổ Đảng Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ - Cơ sở Đảng đầu tiên của huyện Lạc Thủy và cũng là cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh, di tích đài phát thanh Phathet Lào, xã An Bình…
Trong hành trình 130 năm qua, cùng với tỉnh nhà, trong từng giai đoạn, huyện Lạc Thủy luôn chung sức, chung lòng cùng với tỉnh vượt qua nhiều khó khăn để vươn lên trong phát triển. Từ khi Đảng ra đời, đến cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 và 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, mỗi thời điểm, Lạc Thủy đều có những đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, toàn huyện có 2.168 thanh niên lên đường nhập ngũ, 545 đồng chí đã anh dũng hy sinh, 384 đồng chí để lại một phần xương máu trên các chiến trường. Với những thành tích và đóng góp to lớn, quân và dân huyện Lạc Thủy cùng các xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Cố Nghĩa, Khoan Dụ, Yên Bồng, An Bình và thị trấn Chi Nê được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 18 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cùng hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương các loại.
Bước vào thời kỳ đổi mới (từ 1986), với ý chí quyết tâm cao, tinh thần tự lực, tự cường, biết vượt qua khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lạc Thủy đã liên tục giành được những thành tựu quan trọng. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 13,8% /năm, trong đó, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 12%; CN-XD tăng 18%; dịch vụ tăng 16,3%. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế chiếm 33,1%, CN-XD chiếm 24,5%, dịch vụ chiếm 42,4%. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 13,5%; thu ngân sách Nhà nước đạt 62, 81 tỷ đồng, tăng 120% so với dự toán; thu nhập bình quân đạt 33, 6 triệu đồng/năm. Huyện đã có 4 xã đạt chuẩn NTM; tỷ lệ hộ nghèo còn 14,75%. QP -AN được giữ vững, TTATXH được đảm bảo.
Thời gian qua và hiện nay, huyện đã thực hiện các giải pháp đột phá để đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, giá trị gia tăng cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Nâng cao chất lượng GD & ĐT, chăm sóc sức khỏe nhân dân; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thông tin, TDTT, bảo vệ môi trường. Chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể. Tăng cường QP - AN, đảm bảo TTATXH. Huyện Lạc Thủy phấn đấu sớm trở thành vùng kinh tế động lực năng động của tỉnh.
Bùi Văn (TH)
(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, KT-XH của tỉnh đã đạt những thành tựu toàn diện, GDP liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, với mức bình quân 8,72%/năm. Giá trị GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 36, 5 triệu đồng, cao hơn mức trung bình khu vực miền núi phía Bắc 10, 5 triệu đồng và bằng 82% GDP bình quân đầu người cả nước, so với năm 1991 tăng gần 50 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,26% (tiêu chí cũ).
(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, Kinh lược Bắc Kỳ ký Nghị định thành lập tỉnh Mường gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ, tỉnh lỵ đặt tại chợ Bờ.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 có nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức lồng ghép. Trong đó, ngoài những sự kiện đã diễn ra như Giải Vô địch xe đạp đường trường toàn quốc; đăng cai tổ chức Liên hoan âm nhạc các tỉnh miền núi phía Bắc tại Cung Văn hóa tỉnh; Giải quần vợt tỉnh Hòa Bình mở rộng (gồm 17 tỉnh) tại TP Hòa Bình còn có các hoạt động chính như sau:
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về Xét tặng giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016.
(HBĐT) - Hướng tới Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 và Văn bản số 1197/UBND-NC ngày 21/9/2015 về tổ chức phong trào thi đua, phát động phong trào thi đua với chủ đề “Thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp trong công tác, lao động sản xuất và học tập góp phần vào sự nghiệp phát triển KT -XH trên địa bàn tỉnh”. Những nội dung, giải pháp thi đua cụ thể được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT -XH tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thời gian thi đua từ ngày 1/10/2015 - 31/9/2016. Thời gian qua, phong trào đã có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và đạt được những hiệu quả thiết thực.
(HBĐT) - Trong 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh, lực lượng Công an trong tỉnh đã nỗ lực đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo ổn định chính trị và sự bình yên của nhân dân; TTATXH được giữ vững, không có điểm nóng và xảy ra đột xuất bất ngờ, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm hình sự và tai - tệ nạn xã hội; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển rộng khắp, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT -XH của tỉnh.